Thứ sáu 29/11/2024 08:41

"Không khí hợp tác khởi nghiệp 4.0 lan tỏa trong ASEAN"

Đây là mong muốn của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại phiên khai mạc Hội nghị WEF ASEAN 2018. Theo Thủ tướng,  công nghệ cao và nền kinh tế số mới là những lĩnh vực đầy tiềm năng của ASEAN với dự báo sẽ tăng gấp 4 lần, lên tới 200 tỷ USD vào năm 2025.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Hội nghị WEF - ASEAN 2018

Cơ hội song hành thách thức

Mở đầu bài phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra những cơ hội mà cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 mang lại cho các nước ASEAN là vô cùng lớn. Tiêu biểu là khả năng đi tắt trong chính sách công nghiệp hóa. ASEAN có thể vượt qua các giai đoạn phát triển công nghiệp truyền thống bằng cách mạnh dạn phát triển trí tuệ nhân tạo, robot tự động, máy bay không người lái, thiết bị vệ tinh, hệ thống cảm biến… nâng cao năng suất, sử dụng hiệu quả nguồn lực và tài nguyên.

Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, theo Thủ tướng, những thách thức mà ASEAN phải đối mặt cũng không ít. Đó là nguy cơ mất việc làm khi áp dụng tự động hóa hay gia tăng khoảng cách về thu nhập xã hội.

“Trong bối cảnh đó, ASEAN tự hào có Singapore - là hình mẫu thành công về tinh thần tiên phong trong nền kinh tế số, đã vận dụng những thành tựu của CMCN 4.0 để đạt mức phát triển vượt bậc thời gian qua” - Thủ tướng nhấn mạnh.

5 chính sách ưu tiên

Trước những cơ hội, thách thức, các nước ASEAN cần đặt ra ưu tiên chính sách của mình nhưng trên cơ sở lăng kính của cả khối.

Trước hết, trong bối cảnh CMCN 4.0, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề nghị có thêm kết nối số được lồng ghép và nâng cao hiệu quả của các kết nối nêu trên, cùng với chú trọng phát triển thương mại điện tử, thanh toán điện tử, Chính phủ điện tử...; đồng thời, dữ liệu là nền tảng của 4.0. Các nước ASEAN cần xây dựng quy tắc chung của khu vực về hợp tác, chia sẻ dữ liệu nhằm điều chỉnh cách thức, điều kiện để dữ liệu được chia sẻ và sử dụng hiệu quả. Được biết, lãnh đạo các nước ASEAN đã thông qua kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN về hạ tầng, thể chế và con người.

Ngoài ra, các hạ tầng kết nối về tài chính, ngân hàng, thị trường, truyền thông, logistic... cần hoạt động ở quy mô khu vực. Trên cơ sở đó, Thủ tướng đề nghị cần xây dựng cơ chế hài hòa môi trường kinh doanh, hệ thống luật pháp và quy định giữa các nước thành viên ASEAN, giúp các doanh nghiệp nội khối có thể đạt được lợi thế nhờ quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu. Trong đó, liên kết 1 cửa ASEAN về hải quan là một ví dụ tốt nhiều năm qua.

Thủ tướng cho biết thêm, tại hội nghị này, ở cấp Bộ trưởng và doanh nghiệp, Việt Nam sẽ đưa ra sáng kiến về hòa mạng di động một giá cước toàn ASEAN. Hợp tác trí tuệ, bảo đảm an ninh mạng, hợp tác nhân lực về CNTT chất lượng cao.

“Tôi được biết một tin vui, ngày 12/9, tại Hà Nội, Go-Jet - một doanh nghiệp khởi nghiệp của Indonesia và Go Viet - công ty khởi nghiệp của Việt Nam - đã khai trương dịch vụ vận chuyển hành khách trên nền tảng công nghệ 4.0 tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam mong muốn được nhìn thấy nhiều hợp tác hơn thế để nói với thế giới rằng khởi nghiệp đang thực sự lan tỏa trong ASEAN” - Thủ tướng chia sẻ.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến việc thúc đẩy hình thành và kết nối các vườn ươm sáng tạo, khởi nghiệp. Trong thời đại 4.0, nhiều nước ASEAN đã có các trung tâm đổi mới sáng tạo, vườn ươm cấp quốc gia. Theo đó, các nước cần xây dựng khuôn khổ kết nối các vườn ươm quốc gia và mạng lưới vườn ươm rộng lớn hơn của toàn khu vực, nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0.

Với dân số hơn 640 triệu người (chiếm 8,5% dân số thế giới), quy mô kinh tế năm 2017 đạt hơn 2.760 tỷ USD, ASEAN giờ đã là nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á và thứ 5 trên thế giới. Cùng với việc hướng ra bên ngoài, nhất là về thương mại, ASEAN cần phát huy thị trường nội khối, là một thị trường đủ lớn cho các chiến lược phát triển, hướng đến Tầm nhìn ASEAN 2025 với một ASEAN mở, hợp tác đa dạng với các đối tác.

Trong bối cảnh lan tỏa của CMCN 4.0, môi trường khu vực và toàn cầu đang biến chuyển phức tạp, Thủ tướng đề nghị các nước ASEAN cùng các đối tác trong và ngoài khu vực xây dựng một ASEAN hòa bình, ổn định và tự cường, dựa trên luật lệ, hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm; tiếp tục nỗ lực khẳng định vai trò trung tâm ở khu vực, cùng các đối tác duy trì hòa bình và ổn định và phát triển khu vực thịnh vượng.

Nhật Quang - Nguyễn Hường
Bài viết cùng chủ đề: Cách mạng công nghiệp 4.0

Tin cùng chuyên mục

Trình Quốc hội tiếp tục giảm thuế VAT 2% trong 6 tháng đầu năm 2025

Chủ tịch Quốc hội trao quyết định bổ nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Bổ nhiệm thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao với ông Nguyễn Quốc Đoàn, ông Lê Tiến

Ông Nguyễn Văn Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính

Ông Trần Hồng Minh giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Bí thư tỉnh Quảng Trị Lê Quang Tùng giữ chức Tổng thư ký Quốc hội

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

TỔNG THUẬT: Toạ đàm: “Tăng trưởng xanh - Xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu”

Thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án hình sự

Quốc hội chính thức thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)

Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Trần Quốc Vượng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ quan báo chí

Thúc đẩy các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp Phần Lan tại Việt Nam

Thủ tướng yêu cầu giám sát chặt chẽ việc công bố lãi suất của các tổ chức tín dụng

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Thủ hiến bang Hessen Boris Rhein

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Chính phủ chính thức trình Quốc hội tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Phiên họp Nhóm công tác Hải quân Việt Nam - Singapore lần thứ 10