Không để đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa thiết yếu trong mọi hoàn cảnh

Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, Bộ Công Thương đã thường xuyên phối hợp với các bộ ngành, các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn về các vấn đề có liên quan đến lưu thông hàng hóa thiết yếu, nhằm mục tiêu trong mọi hoàn cảnh không để bị đứt, gãy chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân, nhất là người dân trong vùng dịch.
Nhiều nông sản miền Nam được "thông luồng" tiêu thụ qua các kênh siêu thị Phối hợp hiệu quả, đa dạng giải pháp kết nối cung cầu hàng hóa

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm sâu do dịch bệnh

Theo Bộ Công Thương, dịch Covid-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp trên cả nước làm ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động thương mại, dịch vụ khi nhiều tỉnh, thành phố phía Nam và Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.

Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 ước tính đạt 339,4 nghìn tỷ đồng, giảm 8,3% so với tháng trước và giảm 19,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 291,8 nghìn tỷ đồng, giảm 5,5% và giảm 11,4%.

Tính chung 7 tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.791,3 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 0,5%), nếu loại trừ yếu tố giá giảm 0,74% (cùng kỳ năm 2020 giảm 5,20%).

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 7 tháng năm 2021 ước tính đạt 2.269,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 81,3% tổng mức và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là ngành duy nhất có mức tăng trưởng dương trong 7 tháng đầu năm 2021.

Không để đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa thiết yếu trong mọi hoàn cảnh
Sự vào cuộc tích cực của Bộ Công Thương giúp tình hình cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa thiết yếu được cải thiện, cơ bản không còn hiện tượng thiếu hàng, người dân xô đi mua hàng tích trữ, giá cả tương đối ổn định

Thực hiện vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực Công Thương, thời gian vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã thường xuyên phối hợp với các bộ ngành, các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn về các vấn đề có liên quan đến lưu thông hàng hóa thiết yếu, nhằm mục tiêu trong mọi hoàn cảnh không để bị đứt, gãy chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân, nhất là người dân trong vùng dịch.

Theo đó, ngay từ khi làn sóng dịch thứ tư bùng phát ở Bắc Giang, Bắc Ninh, đặc biệt TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, Bộ Công Thương đã cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bàn kế hoạch hợp tác trong sản xuất, cung ứng hàng hóa. Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, Bộ đã khẩn trương thành lập Ban Chỉ đạo cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Đồng thời, thành lập “Tổ công tác đặc biệt” và Tổ Công tác tiền phương phòng, chống dịch Covid-19, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan tại phía Nam để xử lý kịp thời các vấn đề nóng, vướng mắc, khó khăn trong công tác đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho các tỉnh, thành phố phía Nam.

Đặc biệt, Bộ Công Thương gấp rút xây dựng phương án và triển khai quyết liệt 3 nhiệm vụ chính. Một là phối hợp cùng chính quyền, Sở Công Thương các địa phương đánh giá khả năng cung ứng tại chỗ, xác định nhu cầu hàng hóa cần cung ứng trong tình huống phải thực hiện theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16. Hai là, khẩn trương kết nối cung cầu giữa các địa phương, các nhà sản xuất, nhà phân phối theo cơ chế thị trường. Ba là sẵn sàng làm nhiệm vụ điều phối hàng hóa cho các địa phương thiếu cục bộ. Phối hợp với cơ quan chức năng, các địa phương và các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam lên phương án tháo gỡ khó khăn trong vận chuyển hàng hóa thiết yếu, triển khai các chương trình, hoạt động đẩy mạnh bán các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, cung ứng kịp thời cho người dân. Do đó, đến nay tình hình cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa thiết yếu được cải thiện, cơ bản không còn hiện tượng thiếu hàng, người dân xô đi mua hàng tích trữ, giá cả tương đối ổn định

Tuy nhiên, khi một số tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, đã xuất hiện tình trạng một số địa phương còn lúng túng và thực hiện thiếu thống nhất trong việc cho phép lưu thông hàng hóa khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị. Do cách hiểu cũng như tổ chức triển khai thực hiện các văn bản nêu trên tại một số địa phương có khác nhau nên xảy ra tình trạng một số hàng hóa là nguyên liệu đầu vào của sản xuất hoặc phục vụ nhu cầu thiết yếu cho đời sống của người dân nhưng còn gặp khó khăn, thậm chí ách tắc khi lưu thông trên địa bàn, địa phương hoặc giữa các địa phương với nhau.

Để tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, Bộ Công Thương đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép lưu thông như trong điều kiện bình thường các hàng hóa cần vận chuyển với điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19, ngoại trừ những hàng hóa cấm kinh doanh hoặc hàng hóa hạn chế kinh doanh theo quy định.

Tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả hàng hóa

Xác định dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều khó khăn cho công tác cung ứng và lưu thông hàng hóa, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời, đảm bảo phân phối hàng hóa hợp lý giữa các vùng miền, ổn định cung cầu - giá cả và lưu thông hàng hóa trên địa bàn cả nước. Đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng góp phần bảo vệ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước.

Riêng đối với mặt hàng xăng dầu, tiếp tục theo dõi sát diễn biến của giá dầu thế giới do tác động của dịch bệnh để tham mưu điều hành giá mặt hàng xăng dầu phù hợp với diễn biến của giá thành phẩm xăng dầu thế giới và tình hình kinh tế xã hội trong nước (bảo đảm tính thị trường), giảm thiểu sự tác động đến đời sống của người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Ngoài ra, tiếp tục tham mưu, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai các biện pháp hỗ trợ lưu thông hàng hóa, đảm bảo các phương tiện vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhân dân được lưu thông thông suốt theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, hạn chế tối đa việc tồn ứ hàng hóa nói chung, các mặt hàng nông sản nói riêng trong khâu lưu thông. Đồng thời, phối hợp với Sở Công Thương các địa phương để theo dõi sát diễn biến thị trường, có biện pháp xử lý hoặc kiến nghị hướng xử lý các bất ổn của thị trường, đặc biệt là một số mặt hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu và điều phối giữa các địa phương khi cần.

Đặc biệt, tăng cường các hoạt động xúc tiến, kết nối giữa nhà sản xuất, cung ứng với các nhà phân phối, các tổ chức xúc tiến thương mại trong nước ở các địa phương. Chủ động phối hợp, hỗ trợ và hướng dẫn các địa phương đối với hoạt động quảng bá, kết nối tiêu thụ nông sản trên môi trường số (trong điều kiện giãn cách xã hội). Hỗ trợ và đôn đốc các Hiệp hội, ngành hàng, các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, thực hiện hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, ngành hàng, tìm kiếm mở rộng thị trường trong nước, để nhanh chóng đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng nông sản có sản lượng lớn đã vào vụ hoặc sắp thu hoạch ở các địa phương. Trước mắt, Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên 2021” sẽ được tổ chức vào ngày 6/8/2021, giúp kết nối chuỗi cung ứng đang tạm thời gián đoạn do dịch bệnh.

Bộ Công Thương cũng chỉ đạo, đôn đốc hướng dẫn các địa phương khẩn trương thực hiện quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09 tháng 2 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025 định hướng đếm năm 2030”. Đồng thời hướng dẫn các sàn giao dịch thương mại điện tử tạo điều kiện cho người bán, thương nhân kinh doanh nông sản tham gia sàn, đào tạo kỹ năng và vận hành hoạt động kinh doanh trực tuyến; hỗ trợ vận chuyển; thanh toán trực tuyến; hỗ trợ và ưu tiên các thương nhân kinh doanh nông sản tham gia các Chương trình ngày mua sắm trực tuyến; Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia… Đẩy mạnh quảng bá sản phẩm nông sản trên các kênh thương mại điện tử, hỗ trợ các địa phương thúc đẩy tiêu thụ lượng nông sản lớn (đã, đang và sẽ vào vụ thu hoạch) ở các địa phương trên các sàn giao dịch thương mại điện tử uy tín.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kết nối cung cầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Điểm tên 8 địa phương có doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng cao

Điểm tên 8 địa phương có doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng cao

4 tháng năm 2024, Quảng Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội là các địa phương có doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng cao
Dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu: Các doanh nghiệp góp ý gì?

Dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu: Các doanh nghiệp góp ý gì?

Các vấn đề về giá, điều kiện tổ chức kinh doanh, lượng hàng tồn kho bắt buộc... đã được doanh nghiệp góp ý với Dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu.
Giá vàng miếng tăng dữ dội lên mức cao nhất lịch sử, nhà đầu tư thận trọng khi mua vàng

Giá vàng miếng tăng dữ dội lên mức cao nhất lịch sử, nhà đầu tư thận trọng khi mua vàng

Giá vàng miếng SJC trong nước đang ở mức cao nhất trong lịch sử. Trong bối cảnh này, lượng khách hàng đến giao dịch bán vàng nhiều hơn lượng người đến mua.
Giá vàng chưa ngừng tăng, vàng JSC đắt thêm 1,6 triệu, thị trường bán ra 87,4 triệu đồng/lượng

Giá vàng chưa ngừng tăng, vàng JSC đắt thêm 1,6 triệu, thị trường bán ra 87,4 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước hôm nay tiếp đà tăng như vũ bão, vàng miếng SJC lập đỉnh mới, bán ra 87,40 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 999.9 bán ra 75,60 triệu đồng/lượng.
Nhu cầu đầu tư vàng miếng, vàng xu của Việt Nam tăng trưởng mạnh

Nhu cầu đầu tư vàng miếng, vàng xu của Việt Nam tăng trưởng mạnh

Theo Báo cáo về xu hướng nhu cầu vàng của Hội đồng Vàng Thế giới, nhu cầu đầu tư vàng miếng và vàng xu của Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Tin cùng chuyên mục

Giá nông sản hôm nay ngày 7/5: Xuất khẩu tiêu của Việt Nam khởi sắc; mướp hương

Giá nông sản hôm nay ngày 7/5: Xuất khẩu tiêu của Việt Nam khởi sắc; mướp hương 'cháy hàng' mùa nắng

Giá nông sản hôm nay ngày 7/5: Xuất khẩu tiêu của Việt Nam khởi sắc; xuất khẩu sầu riêng sẽ còn tăng trưởng hơn nữa; Vua giải nhiệt' nha đam hút hàng nắng nóng.
Tỷ giá Nhân dân tệ hôm nay 7/5/2024: BIDV tăng chiều bán, VCB mua Nhân dân tệ giá 3.445,08 VNĐ/CNY

Tỷ giá Nhân dân tệ hôm nay 7/5/2024: BIDV tăng chiều bán, VCB mua Nhân dân tệ giá 3.445,08 VNĐ/CNY

Tỷ giá Nhân dân tệ hôm nay 7/5/2024; 3 ngân hàng giảm giá bán, Vietcombank mua CNY cao nhất với mức giá 3.445,08 VNĐ/CNY.
Tỷ giá AUD hôm nay 7/5/2024: Đô Úc tại MB, Vietinbank tăng giá chiều mua; AUD chợ đen giảm

Tỷ giá AUD hôm nay 7/5/2024: Đô Úc tại MB, Vietinbank tăng giá chiều mua; AUD chợ đen giảm

Hôm nay 7/5/2024, tỷ giá AUD được các Ngân hàng điều chỉnh khác nhau. Giá đô Úc tại MB, Vietinbank tăng chiều mua vào; AUD chợ đen giảm hai chiều.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 7/5: Chỉ số giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều hồi phục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 7/5: Chỉ số giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều hồi phục

Đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần (6/5), chỉ số hàng hóa MXV-Index tăng gần 1% lên 2.288 điểm, đánh dấu ngày hồi phục thứ 2 liên tiếp sau chuỗi giảm mạnh 4 ngày.
Giá xe Vision hôm nay ngày 7/5/2024: Xe Vision 2024 cổ điển tăng 2 triệu đồng

Giá xe Vision hôm nay ngày 7/5/2024: Xe Vision 2024 cổ điển tăng 2 triệu đồng

Cập nhật giá xe Vision hôm nay ngày 7/5/2024, giá xe Vision cổ điển 2024, giá xe Vision 2024, giá xe Vision 2024 lăn bánh, xe Honda Vision 2024, Honda Vision.
Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/5: Giá lúa gạo quay đầu giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/5: Giá lúa gạo quay đầu giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/5 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long quay đầu giảm với nhiều loại. Thị trường giao dịch chậm, kho mua ít.
Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 7/5/2024: Giá vàng tăng mạnh; đồng USD ổn định

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 7/5/2024: Giá vàng tăng mạnh; đồng USD ổn định

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 7/5: Giá vàng tăng mạnh; đồng USD ổn định; nguyên nhân khiến giá vé máy bay tăng cao…
Tỷ giá Euro hôm nay 7/5/2024: Đồng Euro tăng, giảm không đồng nhất ở nhiều nơi

Tỷ giá Euro hôm nay 7/5/2024: Đồng Euro tăng, giảm không đồng nhất ở nhiều nơi

Tỷ giá Euro hôm nay 7/5/2024, giá EUR/VND, giá Euro trên thế giới giảm. Trong nước giá Euro tăng, giảm không đồng nhất ở nhiều nơi, bán thấp nhất 26.470 VND/EUR
Tỷ giá Won hôm nay 7/5/2024: Giá Won tại Vietinbank bất ngờ giảm sâu chiều mua vào, chợ đen cùng xu hướng

Tỷ giá Won hôm nay 7/5/2024: Giá Won tại Vietinbank bất ngờ giảm sâu chiều mua vào, chợ đen cùng xu hướng

Hôm nay ngày 7/5/2024, tỷ giá Won tại ngân hàng Vietinbank bất ngờ giảm chiều mua. Ngân hàng Tiên Phong mua Won Hàn Quốc (KRW) giá cao nhất là 17,83 VND/KRW.
Giá heo hơi hôm nay ngày 7/5/2024: Bật tăng lên mức 64.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay ngày 7/5/2024: Bật tăng lên mức 64.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay ngày 7/5/2024 đà tăng diễn ra trên diện rộng với mức tăng cao nhất 2.000 đồng/kg.
Giá thép hôm nay ngày 7/5/2024: Hoà Phát lập đỉnh về sản lượng thép

Giá thép hôm nay ngày 7/5/2024: Hoà Phát lập đỉnh về sản lượng thép

Giá thép hôm nay ngày 7/5/2024 - Giá thép kỳ hạn tháng 1/2025 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 3 nhân dân tệ, Hoà Phát lập đỉnh về sản lượng thép.
Giá gas hôm nay ngày 7/5/2024: Giao dịch ở 2,20 USD đầu phiên giao dịch

Giá gas hôm nay ngày 7/5/2024: Giao dịch ở 2,20 USD đầu phiên giao dịch

Giá gas hôm nay ngày 7/5/2024, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas tăng 0,09% ở mức 2,20 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 6/2024.
Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 7/5/2024: Đồng Yen Nhật bất ngờ giảm giá sau tuần tăng “phi mã”

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 7/5/2024: Đồng Yen Nhật bất ngờ giảm giá sau tuần tăng “phi mã”

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 7/5/2024: Tỷ giá Yen Nhật giảm giá sau khi đạt mức tăng hàng tuần mạnh nhất kể từ năm 2022, tỷ giá Yen chợ đen tiếp tục suy yếu.
Giá cà phê hôm nay, 7/5/2024: Giá cà phê tiếp tục lao dốc

Giá cà phê hôm nay, 7/5/2024: Giá cà phê tiếp tục lao dốc

Cập nhật giá cà phê hôm nay 7/5/2024, giá cà phê trực tuyến, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, cà phê Arabica hôm nay 7/5/2024.
Tỷ giá USD hôm nay 7/5/2024: USD trong nước tăng nhẹ, thế giới giằng co quanh mốc 105

Tỷ giá USD hôm nay 7/5/2024: USD trong nước tăng nhẹ, thế giới giằng co quanh mốc 105

Tỷ giá USD hôm nay 7/5/2024, USD VCB tăng nhẹ ở hai chiều mua – bán, USD thế giới suy yếu do hy vọng cắt giảm lãi suất của FED.
Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Vàng trong nước tăng sốc, lập kỷ lục mới 86,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Vàng trong nước tăng sốc, lập kỷ lục mới 86,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Vàng SJC vững vàng ở đỉnh cao kỷ lục 86 triệu đồng/lượng, vàng thế giới dự báo tuần biến động bất ngờ.
Đề xuất thành lập Hiệp hội bán lẻ tại TP. Hồ Chí Minh

Đề xuất thành lập Hiệp hội bán lẻ tại TP. Hồ Chí Minh

Việc thành lập Hiệp hội bán lẻ tại TP. Hồ Chí Minh được kỳ vọng sẽ góp phần tạo sức bật cho thị trường bán lẻ của thành phố lên tầm cao hơn.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Trên thị trường giao dịch hàng hóa thế giới, hợp đồng quyền chọn là công cụ hiệu quả để bảo hiểm rủi ro cho các bên tham gia thị trường.
Giá vàng lập đỉnh mới phiên đầu tuần, vàng SJC vượt xa 86 triệu đồng/lượng

Giá vàng lập đỉnh mới phiên đầu tuần, vàng SJC vượt xa 86 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước hôm nay tăng như vũ bão, vàng miếng SJC lập đỉnh mới, bán ra 86,20 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 999.9 bán ra 75,50 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tăng lập đỉnh 86 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư vội bán vàng chốt lời

Giá vàng SJC tăng lập đỉnh 86 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư vội bán vàng chốt lời

Thời điểm 10h44 ngày 6/5/2024, giá vàng SJC trong nước tăng, lập mốc kỷ lục mới 86 triệu đồng/lượng. Trong bối cảnh này, nhiều nhà đầu tư đã bán vàng lấy lãi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động