Thứ tư 27/11/2024 12:54

Khơi dậy nội lực trong nước, khuyến khích doanh nghiệp phát triển

Nhằm góp phần khơi dậy nội lực trong nước, khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam phát triển và hàng hóa do người Việt Nam sản xuất, Bộ Công Thương đã tập trung vào thúc đẩy tái cơ cấu trong các lĩnh vực sản xuất, hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh…  

Đẩy nhanh tái cơ cấu từng lĩnh vực, ngành hàng

Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết số 01/NĐ-CP ngày 1/1/2020 và tình hình kinh tế xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2020, Bộ Công Thương nhận định, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó khăn cũng là cơ hội để nền kinh tế Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa và triển khai thực chất hơn chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đối tác; giúp các bộ, ngành, doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rõ hơn rủi ro của việc phụ thuộc, tập trung vào một hoặc một vài thị trường, đối tác khi có biến động.

Theo đó, phải đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế trong từng lĩnh vực, từng ngành hàng trong cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng tiêu chuẩn hàng hóa cao về xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản; phát triển nhanh, chuyên sâu một số ngành công nghiệp nền tảng, chiến lược có lợi thế cạnh tranh.

Đồng thời, thúc đẩy tăng năng suất, chất lượng trên cơ sở đổi mới sáng tạo, công nghệ, năng lực quản trị và chuyển đổi số, đặc biệt là trong chế biến, chế tạo của khu vực doanh nghiệp Việt; đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng công nghệ trong thương mại nhất là thương mại điện tử. Qua đó, xây dựng được một nền kinh tế độc lập tự chủ, ít phụ thuộc hơn, khả năng chống và thích ứng với các biến động nhiều hơn. Khơi dậy nội lực trong nước, khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam phát triển, khuyến khích hàng hóa do người Việt Nam sản xuất.

Tập trung phát triển những ngành công nghiệp có tiềm năng

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, Bộ Công Thương đã tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại, gắn kết giữa thương mại điện tử với các loại hình hoạt động thương mại truyền thống.

Cụ thể: Thứ nhất, tập trung khai thác tối đa thị trường Trung Quốc (đang trong giai đoạn có nhu cầu cao hấp thụ hàng hóa để phục vụ người dân trong nước sau giai đoạn cao điểm của dịch bệnh; phía bạn cũng đã và đang triển khai nhiều biện pháp thuận lợi hóa cho thương mại để nhập khẩu hàng hóa phục vụ người dân; Việt Nam lại có nhiều thuận lợi trong xuất nhập khẩu với Trung Quốc...).

Thứ hai, đối với các khu vực thị trường khác, đặc biệt là khu vực châu Âu, Bắc Mỹ... Tập trung theo dõi sát tình hình từng thị trường để rà soát, xác định các chủng loại hàng hóa mà các nước đang có nhu cầu nhập khẩu để khai thác, thúc đẩy xuất khẩu. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, tập trung xúc tiến thương mại qua hình thức trực tuyến với các thị trường, đặc biệt là các mặt hàng các nước có nhu cầu thực sự.

Thứ ba, cùng với xử lý các vấn đề về thị trường, cần tiếp tục tập trung vào thúc đẩy tái cơ cấu trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Trong đó, Bộ Công Thương xác định trọng tâm là khu vực công nghiệp hỗ trợ và ngay từ bây giờ cần tập trung tái cơ cấu các chuỗi liên kết để phục vụ cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là một số ngành công nghiệp chế biến chế tạo lớn của ta như dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ... theo hướng bền vững hơn với một số đối tác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ..., tránh phụ thuộc quá lớn vào một hoặc một số ít đối tác hoặc thị trường.

Thứ tư, thị trường trong nước là động lực quan trọng phục vụ cho tăng trưởng. Cùng với 2 trụ cột khác là đầu tư và xuất khẩu, thì đối với trụ cột quan trọng thứ 3 là thị trường trong nước cần được khai thác và phát huy tốt để phục vụ cho tăng trưởng chung. Mặc dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ta gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn có những cơ hội để thúc đẩy cho khu vực này.

Bộ Công Thương xác định 2 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, đó là, tập trung để bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trong nước, có phương án để cung cấp phục vụ các địa bàn trên cả nước trong mọi tình huống của dịch bệnh; có phương án đề xuất nhằm kích cầu trong nước trong trước mắt cũng như sau thời kỳ dịch bệnh.

Bộ cũng đã có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại ở thị trường trong nước, thông qua việc chỉ đạo, phối hợp với các nhà phân phối tổ chức các đợt khuyến mại lớn ở các thành phố lớn cũng như các tỉnh thành phố nhằm kích cầu tiêu dùng, khai thác tối đa thị trường trong nước. Ngoài ra, hiện nay, Bộ Công Thương đang chủ trì phối hợp với các Bộ ngành, đơn vị liên quan triển khai xây dựng Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản nhằm đảm bảo ổn định thị trường đầu ra cho ngành nông sản (bao gồm cả hoạt động xuất khẩu).

Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh

Về hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ngay từ đầu năm 2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 109/QĐ-BCT ngày 10/1/2020 phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 đối với các lĩnh vực thuộc ngành Công Thương.

Theo đó, Bộ Công Thương đã cụ thể hóa thành các nhiệm vụ về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, cung ứng dịch vụ công trực tuyến; cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại; hoàn thành rà soát, cắt giảm thực chất 50% số mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành thuộc danh mục mặt hàng quản lý, kiểm tra chuyên ngành.

Đồng thời, cập nhật và công bố, công khai các thủ tục hành chính liên quan đến cấp các loại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đã được đơn giản hóa...; tiếp tục triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch hành động thực hiện cải thiện bộ chỉ số tiếp cận điện năng và hiệu quả logistics đã được xây dựng trong năm 2019. Hiện nay, Bộ Công Thương đang triển khai thực hiện theo Kế hoạch đối với các hoạt động này.

Đáng chú ý, triển khai việc thực hiện Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Chỉ thị số 15/CTTTg ngày 15/6/2018 về tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Công Thương đã xây dựng Chương trình hành động để tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến Bộ Công Thương.

Theo đó, Bộ Công Thương đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện các hoạt động về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, về hoạt động xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được hỗ trợ tham gia các chương trình như: Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam; Chương trình Thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam; Chương trình nâng cao năng lực thiết kế, phát triển sản phẩm; Chương trình quốc gia về xúc tiến thương mại.

Qua đó, đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp cả về tài chính và kỹ thuật để nâng cao năng lực thiết kế, phát triển sản phẩm; có cơ hội gặp gỡ, tìm kiếm đối tác, kết nối bạn hàng, thâm nhập thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường hệ thống nhận diện thương hiệu, làm cho giá trị thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao.

Mặt khác, Bộ Công Thương đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp phân phối trong và ngoài nước tổ chức các sự kiện giao dịch thương mại, các hoạt động kết nối cung cầu; triển khai hướng dẫn các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi phân phối sản phẩm Việt Nam tại thị trường trong nước và vào hệ thống phân phối của các doanh nghiệp phân phối nước ngoài tại Việt Nam và trên thế giới trong khuôn khổ của “Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020”.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhờ đó đã được tiếp cận thuận lợi vào kênh phân phối bán lẻ truyền thống và hiện đại và thúc đẩy sự hiện diện của hàng hóa được sản xuất trong nước tại các kênh phân phối bán lẻ hiện đại tại nhiều địa phương trên cả nước. Các doanh nghiệp đã được kết nối nguồn hàng thực phẩm an toàn vào các hệ thống phân phối lớn tại các địa phương như Hòa Bình, Long An, An Giang, Đồng Tháp...

Bộ Công Thương đã tập trung triển khai đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành và nội ngành dựa vào lợi thế so sánh và tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ; tập trung phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn, có tiềm năng, lợi thế, giá trị gia tăng cao; tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo.
Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo bình ổn thị trường, tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024

Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục

Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao

Thống nhất quy định về điện hạt nhân trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Mặt hàng phân bón và máy nông nghiệp chính thức chịu thuế VAT 5%

Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Doanh nghiệp Việt Nam, Đan Mạch cùng tạo nên những thương hiệu quốc tế chung

Bộ trưởng Công an lý giải nguyên nhân nhiều người vi phạm giao thông

Từ việc kênh Youtube Quang Linh Vlog bị chiếm đoạt, đại biểu Quốc hội lo ngại xu hướng tội phạm mạng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình họp với 3 bộ, 8 địa phương về cải cách thủ tục hành chính

60% khiếu nại liên quan đến đất đai đến từ người dân vùng nông thôn, miền núi

Hoạt động của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang tại Campuchia

Khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai có chiều hướng gia tăng

Sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới

Tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng cao

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 6 nhóm tăng cường hợp tác với Bulgaria