Thứ sáu 08/11/2024 02:24
Lãi suất tiền gửi tăng

Khó giữ lãi suất cho vay ổn định

Thị trường huy động vốn ngân hàng vốn đã nóng bởi cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại nhỏ, thì nay càng nóng hơn khi có sự vào cuộc của các “ông lớn” như Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Dự báo đây là tín hiệu “dọn đường” để tăng lãi suất cho vay của các ngân hàng trong thời gian tới.
Việc tăng lãi suất huy động như hiện nay là tín hiệu để các ngân hàng tăng lãi suất cho vay

Mặc dù nhà điều hành và một số công ty phân tích tài chính đưa ra nhận định thanh khoản trên thị trường không quá “căng”, nhưng thực tế, việc tham gia cuộc đua tăng lãi suất huy động tiền gửi của các ngân hàng lớn cũng ít nhiều gây sức ép cho thị trường.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), 2 tháng năm 2016 có 15 tổ chức tín dụng (TCTD) tăng lãi suất với mức tăng bình quân từ 0,1 - 0,2%/năm, trong khi có 6 TCTD lại giảm, bình quân từ 0,1- 0,3%/năm. Vì vậy, mức lãi suất huy động hiện tại cơ bản ổn định so với cuối năm 2015. Cụ thể, mặt bằng bình quân kỳ hạn dưới 6 tháng từ 4,5 - 5,4%/năm, còn kỳ hạn 6 tháng trở lên từ 5,5 - 7,2%/năm.

Tuy nhiên, tháng 3/2016, tình hình huy động vốn trở nên sôi động hơn, bởi hầu hết các ngân hàng đã tiến hành tăng lãi suất tiền gửi, nhất là với những kỳ hạn dài. Đặc biệt, những ngày cuối tháng 3, thị trường đã chứng kiến sự vào cuộc tăng lãi suất huy động của các ngân hàng lớn với bước tăng khá mạnh. Cụ thể như: Vietcombank tăng lãi suất huy động VND ở các kỳ hạn ngắn, thêm 0,3-0,5%/năm; với kỳ hạn dài mức lãi suất cao nhất là 6,5%/năm cho tiền gửi từ 12-60 tháng .

Tại BIDV, lãi suất huy động VND các kỳ hạn dài cũng được điều chỉnh tăng khá mạnh, từ mức cao nhất 6,8%/năm trước đó, nâng lên là 7,2%/năm. Trong đó, kỳ hạn 364 ngày và 12 tháng được áp dụng là 6,8%/năm, cao gần bằng lãi suất huy động ở nhiều nhiều ngân hàng thương mại cổ phần.

VietinBank hiện cũng nâng lãi suất huy động kỳ hạn 3-5 tháng là 5,5%/năm; mức lãi suất tiền gửi cao nhất mà ngân hàng này công bố là 7%/năm.

Thực tế, việc tăng lãi suất huy động của các ngân hàng lớn mới chỉ bằng hoặc tiệm cận mức lãi suất của các ngân hàng nhỏ nhưng do có thị phần lớn nên động thái này đã tạo nên sức ép cạnh tranh không nhỏ đối với các ngân hàng cổ phần có quy mô nhỏ. Nếu so với mức chênh lệch lãi suất giữa hai khối ngân hàng lớn và nhỏ của năm trước là từ 1-1,5%/năm thì hiện nay khoảng cách đã được thu hẹp chỉ còn trên dưới 0,5%/năm.

Một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính nhận định, sự vào cuộc của các ngân hàng lớn trong tăng lãi suất huy động chưa chắc, do căng thẳng thanh khoản mà buộc họ phải tăng để giữ chân khách hàng đối với những khoản tiền gửi gần đến thời kỳ đáo hạn. Tuy nhiên, cũng có thể một số ngân hàng muốn đẩy mạnh cho vay trung, dài hạn nên buộc phải tăng lãi suất để đảm bảo đủ cân đối nguồn vốn. Về lâu dài, việc tăng lãi suất huy động như hiện nay là tín hiệu để các ngân hàng sẽ tăng lãi suất cho vay.

Ở góc nhìn khác, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) lại đưa ra đánh giá khá lạc quan về thanh khoản trên thị trường. Theo phân tích của công ty này, tại Bản tin trái phiếu tuần số 10, từ ngày 14 đến 18/3, thì động thái hút ròng của NHNN trên thị trường mở (OMO) kết hợp với xu hướng giảm trở lại của lãi suất liên ngân hàng trong tuần qua cho thấy, trạng thái thanh khoản của các ngân hàng bớt căng thẳng. Cụ thể, lãi suất liên ngân hàng đã đồng loạt giảm trở lại sau 3 tuần tăng liên tiếp. Theo đó, lãi suất trung bình kỳ hạn qua đêm đã giảm 0,45% về mức 4,1%/năm; kỳ hạn một tuần giảm 0,26% về mức 4,39%/năm; và kỳ hạn 2 tuần giảm 0,26% về mức 4,51%/năm.

BVSC cũng đưa ra con số dẫn chứng rằng, trên thị trường OMO, NHNN đã hút ròng 929 tỷ đồng qua kênh này. BVSC nhận định và dự báo: Thị trường OMO sẽ diễn biến ổn định với giá trị bơm/hút ròng vốn không quá lớn.

Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu:

Mặt bằng lãi suất đầu vào sẽ tiếp tục nhích nhẹ, khó tăng đột biến. Tuy lãi suất cho vay chưa thể tăng theo lãi suất huy động trong thời gian ngắn, nhưng khả năng sẽ khó giữ mặt bằng ổn định như hiện nay.

Duy Minh
Bài viết cùng chủ đề: Lãi suất cho vay

Tin cùng chuyên mục

Từ 5/1/2025, Cục Phòng, chống rửa tiền sẽ thuộc Ngân hàng Nhà nước

VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Giá vàng và chứng khoán sẽ ra sao sau kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ?

Kỳ vọng của quỹ tín dụng nhân dân đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

Tỷ giá tăng, thị trường chưa có dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản

Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để 'ghìm cương' tỷ giá

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'

Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Nhà băng đua nhau tăng lãi suất, có nơi chạm 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng

Làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lãi kép?

Vietcombank, Vietinbank, BIDV, HDBank... được vinh danh Thương hiệu Quốc gia

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nâng cao vai trò đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ Bac A Bank

Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng '0 đồng'

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng 'vào mùa'

9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng