Khó “cầm máu” tài nguyên khoáng sản

Khai thác tận diệt, xuất thô là hoạt động chính của các DN trong lĩnh vực khoáng sản hiện nay. Điều này đang gây ra những thất thoát lớn về tài nguyên và những hệ lụy không nhỏ cho môi trường và xã hội.

CôngThương - Vậy nhưng, quản lý hoạt động này vẫn đang tồn tại những điểm yếu và các nhà làm quản lý thì chưa có cách khắc phục. 

Khoáng sản chưa thôi "chảy máu”

Chính phủ đã không ít lần cảnh báo về thực trạng xuất khẩu khoáng sản thô. Và trên thực tế, xuất khẩu khoáng sản thô là hành động đã bị cấm. Tuy nhiên, cấm là một chuyện, thực hiện hay không lại là chuyện khác. Dường như, trong bất cứ lĩnh vực gì, ở Việt Nam vẫn tồn tại thực trạng đó: Cấm mà như không!

Bắc Cạn, Tuyên Quang… là những địa phương nổi tiếng giàu tài nguyên khoáng sản. Những tưởng đó sẽ là lợi thế lớn để người dân nơi đây có thể đổi đời, hết cảnh nghèo khó. Song, lợithế ấy lại trở thành yếu thế của những người dân tại các địa phương này. Bởi, các DN đua nhau khai thác khoáng sản theo kiểu tận diệt và không hề tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Hệ lụy là, người dân ở đây "nghèo vẫn hoàn nghèo” trong khi môi trường lại bị tàn phá.

Mặc dù Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối đầy đủ về hoạt động khai thác khoáng sản như quy định trong Hiến pháp 1992, Luật Khoáng sản 1996, 2005 và 2010... Tuy nhiên, thực tế vẫn cho thấy đang có khoảng cách khá lớn giữa những quy định của pháp luật và thực tiễn quản lý. Và chính bởi cái khoảng cách ấy, mới dẫn đến thực trạng hiện nay: Ở đâu có khoáng sản là ở đó có khai thác. Khai thác bất kỳ một loại khoáng sản nào có thể xuất khẩu, bất kể hệ lụy với môi trường. Sự khai thác bừa bãi, lãng phí đang khiến nước ta rơi vào tình trạng "chảy máu tài nguyên”.

Làm thế nào để ngăn chặn được thực trạng này? Câu trả lời chỉ được giải đáp khi vấn đề quản trị tài nguyên khoáng sản được minh bạch.

Tham nhũng làm méo mó sự phát triển

Trên thực tế, thời gian qua, chúng ta đang chứng kiến việc cấp phép khai thác khoáng sản tràn lan. Có những địa phương DN đã hết thời hạn được phép khai thác nhưng vẫn thản nhiên, vô tư đào mỏ vét quặng. Điển hình như tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, nhiều DN đã hết thời hạn cấp phép hoạt động nhưng hàng ngày vẫn rầm rộ khai thác vàng với hàng trăm công nhân như… lúc đang còn được phép. Hà Giang, Bắc Kạn… và hàng loạt các địa phương cũng đang trở thành điểm nóng về nạn khai thác khoáng sản bừa bãi.

Sẽ ra sao nếu như tài nguyên khoáng sản cứ mai một dần. Hệ lụy nhãn tiền chính là môi trường bị hủy diệt, tiếp sau đó là nền kinh tế bị cạn kiệt, đời sống người dân thì nghèo nàn. Điều đó DN biết, địa phương biết, các nhà quản lý đều biết. Vậy tại sao không thể "cầm máu” tài nguyên?

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ năm 2009 đến 2011, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 2,1-2,6 triệu tấn khoáng sản các loại (không kể than, dầu thô) chủ yếu sang Trung Quốc và chỉ mang lại giá trị 130-230 triệu USD. Năm 2012, lượng khoáng sản xuất đi giảm, chỉ còn gần 800.000 tấn, bằng đường chính ngạch. Nếu cộng cả số xuất lậu, xuất qua đường biên mậu, số lượng còn lớn hơn nữa. 

Theo giới chuyên gia kinh tế, bi kịch của chúng ta hiện nay chính là chúng ta có "vốn” nhưng lại không biết biến nguồn vốn đó thành lợi nhuận cao mà chỉ nhăm nhăm "bóc ngắn cắn dài”, đó là vì chúng ta thiếu công nghệ, thiếu chất xám. 

Chỉ cần lấy ví dụ về câu chuyện nhập khẩu than, đủ để minh chứng điều đó. Trong khi là nước có trữ lượng than dồi dào, tại sao không tận dụng lợi thế đó để khai thác than phục vụ các lĩnh vực kinh tế mà lại xuất khẩu ồ ạt với giá thấp, để rồi lại phải nhập khẩu khi nền kinh tế… cần than. 

Và còn một yếu tố không thể không nhắc đến – bởi chính yếu tố này đã và đang trở thành điểm nóng gây bức xúc trong dư luận không chỉ riêng đối với ngành khai thác khoáng sản – đó chính là tham nhũng. Và nói như ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ, khoáng sản là một trong bốn lĩnh vực tham nhũng tinh vi nhất. 

Theo Đại Đoàn Kết

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

Bộ Công Thương thông tin về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương thông tin về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng

Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng

Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Tham vấn Cẩm nang công nghệ tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp

Tham vấn Cẩm nang công nghệ tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp

Xây dựng Luật Hoá chất (sửa đổi) bao gồm 4 nhóm chính sách

Xây dựng Luật Hoá chất (sửa đổi) bao gồm 4 nhóm chính sách

Từ đất hiếm đến con chip Việt Nam

Từ đất hiếm đến con chip Việt Nam

Khai thác và chế biến khoáng sản: Chú trọng nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ

Khai thác và chế biến khoáng sản: Chú trọng nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ

Công ty Môi trường - TKV: Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường

Công ty Môi trường - TKV: Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường

Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

Một doanh nghiệp thép được cấp chứng nhận ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính

Một doanh nghiệp thép được cấp chứng nhận ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính

Cần phân cấp quản lý trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản

Cần phân cấp quản lý trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản

Thủ tướng chỉ thị đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện

Thủ tướng chỉ thị đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện

Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa chất

Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa chất

Lai Châu tránh khai thác tuỳ tiện, xuất khẩu thô đất hiếm

Lai Châu tránh khai thác tuỳ tiện, xuất khẩu thô đất hiếm

Thị trường ô tô trong nước có bùng nổ dịp cuối năm?

Thị trường ô tô trong nước có bùng nổ dịp cuối năm?

Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Tháo gỡ nhiều điểm chồng lấn

Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Tháo gỡ nhiều điểm chồng lấn

Xem thêm