Thứ hai 25/11/2024 10:11

Khánh Hòa với tầm nhìn trở thành điểm đến du lịch 24/7

Khánh Hòa sẽ phát triển thí điểm hoạt động kinh tế ban đêm với thương hiệu “New Khánh Hòa – New Nha Trang”.

Thành phố Nha Trang là trọng tâm phát triển

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Đề án Phát triển kinh tế ban đêm tại tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030.

Theo Đề án này, tỉnh Khánh Hòa đề xuất các 3 tầng sản phẩm trọng tâm trong giai đoạn thí điểm, bao gồm: Sự kiện tạo dấu ấn địa phương; Sự kiện chính tạo thương hiệu và thu hút du khách; và các sản phẩm lõi.

Trong đó, đối với các sản phẩm lõi đặc trưng của du lịch tỉnh Khánh Hòa được địa phương này tập trung phát triển theo 4 mảng, gồm hoạt động văn hóa – vui chơi giải trí; Dịch vụ ăn uống; Dịch vụ mua sắm; Dịch vụ tham quan du lịch về đêm.

Các khu vực đề xuất thí điểm tổ chức khai thác, phát triển sản phẩm, dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế ban đêm được chia làm 4 khu vực với trọng tâm phát triển là thành phố Nha Trang.

Khánh Hòa phát triển kinh tế ban đêm với trọng tâm là thành phố Nha Trang.

Cụ thể, tại khu vực Bắc Nha Trang sẽ thí điểm triển khai chương trình nghệ thuật, văn hóa,…; Tại trung tâm thành phố Nha Trang sẽ thí điểm tổ chức tuyến phố đi bộ; “chợ đêm tương tác”, “Đại lộ ẩm thực đêm”, “phố ẩm thực trải nghiệm”, các công trình chiếu sáng nghệ thuật, các khu mua sắm đêm, cửa hàng tiện lợi 24/7,…; Tại khu vực đảo Hòn Tre sẽ thí điểm không gian vui chơi, giải trí, mua sắm đêm,…; Tại một số quần thể du lịch – nghỉ dưỡng tại khu vực Bãi Dài, Cam Ranh cũng sẽ thí điểm tổ chức mô hình tổ hợp bãi biển giải trí sáng tạo đêm.

Thực hiện Đề án phát triển kinh tế đêm, Khánh Hòa chia ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 (dự kiến năm 2023-2025), tỉnh sẽ khảo sát, lựa chọn tổ chức khai thác các khu vực, dịch vụ phục vụ kinh tế ban đêm sẵn có. Còn giai đoạn 2 (dự kiến năm 2026-2030), địa phương hoàn thành định hướng mô hình phát triển, tổ chức kêu gọi, triển khai các dự án phục vụ phát triển, trong đó xây dựng một số khu tổ hợp vui chơi, giải trí ban đêm riêng biệt, tách biệt với khu dân cư, quy mô lớn…

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, trên cơ sở tham khảo các mô hình phát triển kinh tế ban đêm trên thế giới và tình hình thực tế tại Khánh Hòa, trong giai đoạn 2023-2025, Khánh Hòa sẽ phát triển thí điểm hoạt động Kinh tế ban đêm với thương hiệu “New Khánh Hòa – New Nha Trang”, tầm nhìn trở thành điểm đến du lịch 24/7 hấp dẫn hàng đầu trong nước và khu vực.

Không phát triển hoạt động kinh tế ban đêm đại trà

Khánh Hòa là một tỉnh có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế ban đêm, các hoạt động, dịch vụ về đêm của địa phương đang dần hình thành và từng bước phát triển về số lượng và chất lượng; Thành phố Nha trang đang có tiềm năng phát triển mạnh trong thời gian qua với lượng khách du lịch đến ngày càng tăng, đặc biệt là khách quốc tế. Cùng với đó, nhu cầu và mức chi tiêu của du khách cho các hoạt động về đêm cũng đang dần tăng trong những năm qua.

Khánh Hòa tập trung thí điểm phát triển kinh tế ban đêm sau 10 giờ tối tại các khu vực mang tính biểu tượng.

Do đó, tỉnh Khánh Hòa không khuyến khích phát triển hoạt động kinh tế ban đêm một cách đại trà mà phát triển có trọng tâm, trọng điểm. Trước mắt, lựa chọn một số điểm, khu du lịch hấp dẫn, thuận lợi cho việc tổ chức các sản phẩm, dịch vụ du lịch; Đầu tư bài bản trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển; Tập trung thí điểm phát triển kinh tế ban đêm sau 10 giờ tối tại các khu vực mang tính biểu tượng, điểm đến hiện tại của khách du lịch tại một số địa điểm riêng biệt về không gian và thời gian.

Bà Nguyễn Thị Lệ Thanh – Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa cho biết, việc phát triển kinh tế ban đêm tại Khánh Hòa phù hợp với định hướng phát triển du lịch gắn với hình ảnh năng động, an toàn, thân thiện, văn minh, đồng thời bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống; xây dựng Khánh Hòa trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả nước, có sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới; đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ du lịch để khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Khánh Hòa.

“Ngành du lịch Khánh Hòa đặt mục tiêu đến năm 2025 đón 4,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 4,3 triệu lượt khách du lịch nội địa”, bà Thanh thông tin thêm.

Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Đón hơn 39,3 triệu lượt khách du lịch, thu gần 174.000 tỷ đồng

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới-Bài 2: Cộng đồng 'hạt nhân' bảo tồn di sản

Sôi động các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Tàu biển tuyến Bắc Hải (Trung Quốc) - Hạ Long tiếp tục đưa 400 du khách đến với Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Du lịch âm nhạc 'hút' khách

Làng rau Trà Quế - Làng Du lịch tốt nhất thế giới năm 2024

Tiếp cận thị trường, thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam

Thêm đường bay thẳng từ Singapore: Phú Quốc ngày càng hấp dẫn với khách quốc tế và chuyên gia nước ngoài

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Quảng Ninh và hành trình khôi phục du lịch 'thần tốc' dịp cuối năm

Thành phố Đà Lạt ‘chạy nước rút’ chỉnh trang đô thị, chào mừng Festival Hoa lần thứ X – năm 2024

Nhiều vấn đề cần cải thiện để ngành Du lịch tỉnh Khánh Hoà phát triển

Lào Cai: Sắp diễn ra Festival Bắc Hà 'Nghiêng say mùa Đông'

Ninh Bình lên kế hoạch đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025

Hoàng Kim Group ra mắt mảng dịch vụ du lịch gia đình

Bay dù lượn: Cần được kiểm soát chặt, phòng tránh các rủi ro

Du khách nô nức ‘check-in’ thiên đường hoa dã quỳ ở núi lửa Chư Đang Ya, Gia Lai

Khai mạc Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 ở Gia Lai

Du lịch Bình Thuận và lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững