Thứ hai 23/12/2024 04:33

Khánh Hoà nói về tương lai dự án CCSEP Nha Trang

Sau khi Ngân hàng Thế giới rút vốn 10 triệu USD dự án CCSEP Nha Trang, Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hoà đã phát đi thông cáo báo chí.

Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hoà thông tin, liên quan đến hợp phần 2 Dự án Môi trường bền vững các thành phố Duyên hải – Tiểu dự án thành phố Nha Trang (Dự án CCSEP), Ngân hàng Thế giới đã có ý kiến không đồng ý tiếp tục sử dụng nguồn vốn vay ODA để thực hiện các hạng mục còn lại.

Do địa phương giải phóng mặt bằng chậm nên Ngân hàng Thế giới không tiếp tục sử dụng vốn vay ODA để thực hiện các hạng mục thuộc dự án nói trên. Ảnh: Minh Toàn

Theo Hiệp định vay vốn, nguồn vốn để thực hiện hợp phần 2 Dự án CCSEP không phải là vốn viện trợ không hoàn lại mà là nguồn vốn được UBND tỉnh vay lại và phải trả gốc cộng với lãi suất cho Nhà tài trợ theo quy định.

Vừa qua, trên cơ sở đề xuất của Ban Cán sự đảng UBND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã họp và có ý kiến thống nhất về việc sử dụng ngân sách tỉnh thay thế vốn vay ODA để tiếp tục triển khai thực hiện các hạng mục còn lại của hợp phần 2 dự án; đồng thời, dự án cũng sẽ tiếp tục áp dụng khung chính sách đền bù tái định cư theo quy định của Ngân hàng Thế giới.

Theo đó, UBND tỉnh sẽ báo cáo trình HĐND tỉnh có ý kiến sử dụng vốn từ ngân sách tỉnh để triển khai hợp phần 2.

Trên cơ sở ý kiến của HĐND tỉnh, UBND tỉnh hoàn thiện thủ tục trình các Bộ, ngành thẩm định và Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án (điều chỉnh nguồn vốn đối ứng và gia hạn thời gian thực hiện dự án).

Nếu thuận lợi, các hạng mục thuộc hợp phần 2 dự kiến sẽ triển khai thi công lại vào quý III/2024 và hoàn thành vào cuối tháng 12/2025.

Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hoà cho biết, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo chủ đầu tư và các bên liên quan sớm triển khai, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm hoàn thành các hạng mục còn lại nhằm hoàn thiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật khu vực phía Bắc thành phố Nha Trang.

Dự án CCSEP Nha Trang có tổng vốn đầu tư 72 triệu USD (hơn 1.600 tỷ đồng). Ngân hàng Thế giới (WB) cho vay 60 triệu USD (khoảng 1.400 tỷ đồng), còn lại là nguồn vốn đối ứng.

CCSEP Nha Trang được triển khai từ năm 2019 với mục đích kết nối đô thị, cải thiện môi trường, hỗ trợ cải cách thể chế, dự kiến hoàn thành trước 31/12/2022, song không về đích kịp. Hợp phần hai của dự án là kè bắc sông Cái và đường Chử Đồng Tử; kè và đường nam sông Cái sau đó được lùi tiến độ đến tháng giữa năm 2023 cũng không thể hoàn thành do vướng mặt bằng, phải dừng thi công từ năm 2022.

Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Khánh Hòa

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững