Thứ tư 01/01/2025 23:48

Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đưa dự án Nhà máy DAP Hải Phòng ra khỏi danh sách các dự án kém hiệu quả

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hoàng Anh- Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tại buổi làm việc với Công ty Cổ phần DAP – VINACHEM (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) mới đây.    

Hoàn thành 5 tiêu chí, bứt phá khỏi nhóm dự án kém hiệu quả

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Sinh – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần DAP – VINACHEM cho biết, Dự án Nhà máy sản xuất phân bón Diamon phốt phát (DAP) tại khu kinh tế Đình Vũ- Hải Phòng đưa vào chạy thử tháng 4/2009, theo nghiên cứu báo cáo khả sau khi thì dự án sẽ lỗ trong 5 năm đầu đi vào sản xuất, từ năm thứ 6 mới xuất hiện lãi. Tuy nhiên, ngay từ năm 2009 chạy thử dự án đã có lợi nhuận (nếu tính riêng phần chi phí chạy thử sang chi phí dự án. Các năm 2010 đến 2015 đều đạt lợi nhuận cao, lũy kế lợi nhuận các năm này đạt 747.065 tỷ đồng. “Tuy xuất hiện lỗ 461,798 tỷ đồng vào năm 2016, sang năm 2017 Công ty đã thoát lỗ thành công và thu về lợi nhuận 14,783 tỷ đồng. Năm 2018 đạt lợi nhuận 227,145 tỷ đồng”- ông Sinh bày tỏ.

Ông Nguyễn Hoàng Anh- Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tại buổi làm việc với Công ty Cổ phần DAP – VINACHEM

Theo đó, 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp của DAP - VINACHEM đạt 916 tỷ đồng, tổng doanh thu đạt 755,8 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 21,15 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 0,26 tỷ đồng. Sản lượng phân bón DAP sản xuất trong nửa đầu năm 2019 đạt 99.492 tấn, trong đó tiêu thụ được 74.766 tấn.

Đáng chú ý, đến nay dự án của DAP - VINACHEM đã hoàn thành 5 tiêu chí mà Bộ Công Thương dự thảo để đưa dự án ra khỏi danh sách các dự án kém hiệu quả. Các nhiệm vụ được giao theo Quyết định 1468 của Chính phủ về Phê duyệt "Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương" cơ bản cũng đã hoàn tất.

Ông Nguyễn Văn Sinh thông tin thêm, dự án đã được quyết toán và bàn giao từ năm 2013, không có nợ xấu và không có vướng mắc về hợp đồng EPC, đồng thời cơ cấu lại thành công các khoản nợ của Dự án khi thanh, quyết toán khoản vay 1.920,35 tỷ đồng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ đầu tháng 9/2018.

Về việc xử lý các tồn dư bã thạch cao, DAP - VINACHEM đã xây dựng phương án xử lý và tiến hành góp vốn thành lập Công ty CP Thạch cao Đình Vũ, cung cấp sản phẩm thạch cao nhân tạo cho nhiều nhà máy xi măng trong nước. Cụ thể sản phẩm thạch cao nhân tạo chế biến từ bã thạch cao PG của DAP – VINACHEM đạt TCVN 11833:2017 đã được Cục Sở hữu cấp bằng đặc quyền giải pháp hữu ích, được Bộ Xây dựng cấp giấy chứng nhận chất lượng, Chứng nhận Hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, đã dần ổn định chất lượng, từng bước được các Nhà máy xi măng đón nhận và đưa vào sử dụng.

Năm 2019, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ là 400.000 tấn, thực tế 7 tháng năm 2019 tiêu thụ được hơn 120.000 tấn. Sản lượng tiêu thụ thạch cao năm 2019 tăng gấp đôi so với năm 2018, nhưng chưa đạt được kỳ vọng do khó khăn về thị trường tiêu thụ.

Tiếp tục tạo động lực phát triển

Trước kết quả trên, ông Nguyễn Hoàng Anh đánh giá cao nỗ lực của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và Công ty trong việc giải quyết dứt điểm bài toán tài chính khi thanh toán xong toàn bộ khoản vay ngân hàng của dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng, giảm thiểu áp lực về chi phí lãi phát sinh cũng như triển khai nhiều giải pháp khai thác, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Cụ thể DAP – VINACHEM không chỉ tập trung ổn định chất lượng sản phẩm DAP 61%, củng cố phân khúc thị trường hiện có, mà còn nghiên cứu sản xuất DAP 64% và một số loại phân bón khác để mở rộng phân khúc thị trường trong nước, cạnh tranh với phân DAP nhập khẩu.

Đoàn công tác thăm phòng điều khiển của Công ty Cổ phần DAP – VINACHEM

Trong đó, đặc biệt chú trọng tăng cường công tác quản trị, quản lý doanh nghiệp, quản lý chi phí, triệt để thực hiện các phương án tiết giảm định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu để hạ giá thành nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, cũng như khống chế tồn kho của các nguyên nhiên vật liệu đầu vào và sản phẩm DAP ở mức hợp lý trong hạn mức cho phép để hạn chế rủi ro biến động thị trường.

Theo DAP - VINACHEM, một trong những ưu tiên hàng đầu của Công ty hiện nay là giữ vững và củng cố hệ thống đại lý trong nước, đặt trọng tâm tiêu thụ là thị trường trong nước, nhất là kênh phân phối qua hệ thống các đại lý đã xây dựng trong mấy năm qua (ngoài các Công ty sản xuất phân bón thành viên thuộc Tập đoàn). Kế hoạch tăng trưởng sản lượng tiêu thụ bình quân ở kênh này dự kiến đạt 6,5%/năm.

DAP - VINACHEM kiến nghị các Bộ, ngành và Chính phủ xem xét điều chỉnh một số nội dung trong Luật số 71/2014/QH13 về sản xuất và kinh doanh phân bón theo hướng chuyên phân bón sang danh mục mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng.

Bên cạnh đó, để tạo sự cạnh tranh lành mạnh đôi với thị trường trong nước duy trì và kéo dài hiệu lực mức thuế tự vệ đối với phân bón DAP nhập khẩu từ nước ngoài”- đại diện lãnh đạo DAP – VINACHEM kiến nghị.

Đối với vấn đề duy nhất còn đang tồn tại là bãi thải thạch cao, DAP - VINACHEM mong sớm có các văn bản hướng dẫn, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến xử lý và sử dụng chất thải rắn thạch cao PG trong đại trà, cũng như cho phép điều chỉnh thời gian lưu giữ bã thạch cao PG từ 2 năm lên 5 năm và giảm thuế giá trị gia tăng đối với thạch cao nhân tạo sản xuất từ bã thải, góp phần bảo vệ môi trường. Nếu nhanh chóng hoàn thiện cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho việc xử lý chất thải gypsum tại các nhà máy sản xuất phân bón làm vật liệu xây dựng, dự kiến chỉ trong 3 - 5 năm tới, bãi thải thạch cao PG đang tồn đọng của Nhà máy DAP Hải Phòng sẽ được xử lý hết.

DAP – VINACHEM tập trung ổn định chất lượng, mở rộng phân khúc thị trường trong nước, cạnh tranh với phân DAP nhập khẩu.

Với những kiến nghị của DAP – VINACHEM, ông Nguyễn Hoàng Anh cho biết, một trong những nhiệm vụ ưu tiên trước mắt đối với DAP - VINACHEM hiện nay, là cần khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đưa dự án Nhà máy DAP Hải Phòng ra khỏi danh sách các dự án kém hiệu quả. “Điều này sẽ giúp DAP số 1 - Hải Phòng được các ngân hàng áp dụng cơ chế tín dụng thông thường như đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh bình thường khác, hạn chế ảnh hưởng đến thương hiệu, mở rộng cơ hội thu hút đầu tư, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm”- ông Nguyễn Hoàng Anh nói.

Cùng với đó, ông Nguyễn Hoành Anh nhấn mạnh, cần xây dựng chiến lược phát triển công ty và khai thác thị trường rõ ràng hơn nữa trong cả ngắn hạn và dài hạn, tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đi đôi với quan tâm đến việc ổn định đời sống của cán bộ công nhân viên, tập thể 650 người lao động tại doanh nghiệp.

Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường phân bón

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Hồng Diên: 6 nhiệm vụ năm 2025 của Đảng bộ Bộ Công Thương

Công điện của Thủ tướng về việc khắc phục sự cố công trình Thủy điện Đắk Mi 1

Thu hút người tài vào khu vực công: Tiền lương ra sao?

Thủ tướng: Năm 2025 ngành Tài chính phải phản ứng chính sách kịp thời, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng...

Thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý

Quy định mới với người nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc từ 1/1/2025

Bộ Công Thương thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2024

Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Bộ Công Thương năm 2025

Thủ tướng: Mở rộng thị trường xuất khẩu để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 8 giải pháp giúp nông dân làm giàu

Thủ tướng chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân: Thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp

Nhân sự 30/12: Bộ Công Thương có tân Vụ trưởng Vụ Pháp chế

Việt Nam - Lào: Nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế

Thủ tướng: Sắp xếp bộ máy Bộ Công an, Bộ Quốc phòng không để gián đoạn công việc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Văn nghệ sỹ - đội quân văn hóa của Đảng

Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Lào

Công tác lập pháp là điểm nhấn quan trọng trong năm 2024