Chủ nhật 22/12/2024 10:23

Kết nối thanh toán sử dụng QR Code giữa Việt Nam và Campuchia

Người dân Campuchia khi đến Việt Nam có thể quét mã VietQR để thanh toán. Ngược lại, người dân Việt Nam khi sang Campuchia cũng có thể quét mã KHQR.

Mới đây, tại Xiêm Riệp, Vương quốc Campuchia, trong khuôn khổ chương trình Hội nghị song phương giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Quốc gia Campuchia, hai bên đã phối hợp tổ chức Lễ công bố kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng QR code giữa Việt Nam và Campuchia.

Thanh toán xuyên biên giới là sự mở rộng tất yếu của đổi mới tài chính số nhằm bắt kịp nhu cầu giao dịch, thanh toán của người dân và nền kinh tế. Vào tháng 11/2022, Ngân hàng Quốc gia Campuchia và Ngân hàng Nhà nước đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực đổi mới tài chính và hệ thống thanh toán nhằm thúc đẩy dự án thanh toán và chuyển tiền QR xuyên biên giới giữa Campuchia và Việt Nam.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Campuchia thực hiện nghi lễ ra mắt dịch vụ thanh toán xuyên biên giới sử dụng QR code

Dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Quốc gia Campuchia, đến nay, Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) và Ngân hàng ACLEDA của Campuchia - hai đơn vị được giao triển khai dự án đã chính thức hoàn thành thí điểm kết nối liên thông thanh toán bán lẻ sử dụng QR code giữa Việt Nam và Campuchia.

Tại buổi lễ công bố, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng và Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Campuchia Chea Serey đã cùng thực hiện nghi lễ ra mắt dịch vụ thanh toán xuyên biên giới sử dụng QR code nhằm đánh dấu cột mốc quan trọng về sự hợp tác tốt đẹp giữa ngân hàng trung ương, doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng thương mại của hai nước.

Đồng thời, lãnh đạo ngân hàng trung ương hai nước cũng trải nghiệm thanh toán quét mã VietQR và Campuchia QR (KHQR) để mua hàng hóa dịch vụ, qua đó giới thiệu đến đại biểu tham dự phương thức thanh toán thuận tiện, nhanh chóng, dễ dàng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực, hỗ trợ phát triển hoạt động xúc tiến thương mại, giao thương và du lịch của người dân hai nước trong thời gian tới.

Bằng việc triển khai thành công kết nối nói trên, thông qua ứng dụng Bakong của Ngân hàng Quốc gia Campuchia, khách hàng của 57 ngân hàng Campuchia khi đến Việt Nam có thể quét mã VietQR tại các điểm chấp nhận thanh toán của các ngân hàng đầu tiên triển khai dịch vụ gồm BIDV và TPBank để thanh toán từ tài khoản tiền Riel Campuchia (KHR) của khách hàng.

Thống đốc ngân hàng trung ương hai nước trải nghiệm thành công quét QR thanh toán xuyên biên giới giữa Việt Nam và Campuchia

Ngược lại, du khách Việt Nam khi sang Campuchia cũng có thể sử dụng ứng dụng di động của các ngân hàng gồm BIDV, Sacombank và TPBank để thực hiện thanh toán quét KHQR tại khoảng 1,8 triệu điểm chấp nhận thanh toán của Campuchia. Khi sử dụng dịch vụ thanh toán xuyên biên giới sử dụng QR code, du khách hai nước sẽ được hưởng tỷ giá chuyển đổi ưu đãi thay vì chuyển đổi sang ngoại tệ thứ ba.

Đại diện Sacombank cho biết, bên cạnh thị trường Hàn Quốc và Thái Lan, Campuchia là thị trường tiếp theo mà Sacombank triển khai thành công dịch vụ này. Giờ đây khách hàng có thể chủ động giao dịch từ nguồn tiền thẻ thanh toán/thẻ tín dụng Sacombank Napas, giá trị giao dịch được quy đổi giữa Riel Campuchia và VND theo tỷ giá quy định tại thời điểm thanh toán. Giao dịch thanh toán bằng mã QR trên ứng dụng Sacombank Pay được miễn phí giao dịch, phí chuyển đổi ngoại tệ.

“Là một trong những ngân hàng Việt Nam đầu tiên triển khai dịch vụ, Sacombank mong muốn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh toán, thương mại, du lịch giữa Việt Nam và Campuchia. Đây là một bước đi quan trọng của Sacombank góp phần hướng tới mục tiêu chung là tăng cường kết nối thanh toán xuyên biên giới giữa Việt Nam và các nước khu vực Đông Nam Á mà Ngân hàng Nhà nước đang tích cực triển khai trong thời gian gần đây”, đại diện Sacombank cho biết.

Còn theo NAPAS, thời gian tới đơn vị này sẽ tiếp tục hợp tác với phía Campuchia để mở rộng các ngân hàng Việt Nam tham gia triển khai dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của du khách hai nước.

Cũng trong khuôn khổ Hội nghị hợp tác song phương giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng CHDCND Lào vừa diễn ra tại thành phố Luông Pha Bang - Lào, NAPAS và Công ty TNHH Mạng lưới thanh toán quốc gia Lào (LAPNET) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác về nghiên cứu triển khai thí điểm kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng mã QR giữa Việt Nam và Lào.

Như vậy, chỉ tính riêng khu vực Đông Nam Á, NAPAS đã triển khai hợp tác thanh toán ngoài vùng lãnh thổ với 3 đối tác quan trọng gồm Thái Lan, Lào, Campuchia.

Với vai trò là đơn vị chuyển mạch tài chính và cung cấp hạ tầng thanh toán bán lẻ quốc gia, NAPAS đã phối hợp các ngân hàng triển khai dịch vụ Chuyển nhanh NAPAS 247 bằng mã VietQR và dịch vụ thanh toán bằng mã VietQR.

Trong đó, VietQR là nhận diện thương hiệu chung cho các dịch vụ thanh toán, chuyển khoản bằng mã QR được xử lý qua mạng lưới NAPAS, các ngân hàng thành viên, trung gian thanh toán, các đối tác thanh toán tại Việt Nam và quốc tế của NAPAS. VietQR tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở cho mã QR do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành và tiêu chuẩn thanh toán mã QR của EMV Co.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Nhận diện thách thức, tìm cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

Thêm tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Đề xuất rút ngắn quy trình niêm yết chứng khoán xuống 30 ngày