Thứ tư 25/12/2024 09:15

Kết nối giao thông vành đai liên vùng: Cần cơ chế đột phá cho địa phương triển khai dự án

Để tạo thuận lợi triển khai các dự án giao thông liên vùng, rất cần những cơ chế tạo đột phá cho các địa phương và doanh nghiệp khi tham gia dự án.

Đó là thông tin được đưa ra tại Toạ đàm “Kết nối giao thông vành đai liên vùng – động lực cho phát triển bứt phá” vừa được Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng nay (4/5).

Các diễn giả tham gia Toạ đàm (Ảnh VGP)

Sự kiện do TS. Nguyễn Sỹ Dũng – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội điều hành, có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương; Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ; Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn; Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư - Bộ Tài chính Dương Bá Đức; Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh Trần Quang Lâm; PGS, TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Theo thông tin tại sự kiện, xây dựng cơ sở hạ tầng là một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng và Nhà nước ta đề ra trong một loạt đại hội và được khẳng định trở lại tại Đại hội Đảng lần thứ XIII. Có cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, thì không chỉ cuộc sống của người dân được cải thiện mà nền kinh tế cũng phát triển đột phá.

Tuy nhiên trong 20 năm qua, chúng ta mới chỉ xây dựng được 1.000 km đường cao tốc, trong khi mục tiêu đề ra cho giai đoạn 2021-2025 là xây dựng được 2.000 km đường cao tốc. Để đạt được mục tiêu đề ra, Chính phủ và người đứng đầu là Thủ tướng Phạm Minh Chính đã triển khai rất quyết liệt.

20 năm qua, Việt Nam mới chỉ xây dựng được 1.000 km đường cao tốc

Trong số các công trình được thúc đẩy thời gian qua, có 2 công trình có ý nghĩa quan trọng. Dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh và Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội. Đây là các công trình cơ sở hạ tầng và cũng là cao tốc đô thị, kết nối 2 trung tâm kinh tế, 2 vùng động lực kinh tế lớn nhất nên vị trí hết sức quan trọng. Cụ thể, dự án Đường vành đai 3 đi qua 4 địa phương là TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An và TP. Hồ Chí Minh được giao làm cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện dự án.

Nói về sự cần thiết của dự án, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng, nhiệm vụ xây dựng dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, Vành đai 4 Thủ đô Hà Nội được đề cập trong các nhiệm vụ triển khai trong nhiệm kỳ 2021-2025.

Để cụ thể hóa chủ trương, khi xây dựng dự án, tất cả căn cứ, kể cả về mặt chủ trương chiến lược, đều cho thấy phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch triển khai trong giai đoạn 2021-2025. Trên thực tế, như ban đầu đề cập đến, số lượng đường cao tốc chúng ta đạt được khá thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước. Chính vì vậy, đặt ra mục tiêu hoàn thành 2 tuyến đường Vành đai số 3 TP. Hồ Chí Minh và số 4 TP. Hà Nội tại thời điểm hiện nay hết sức hợp lý khi quãng thời gian của giai đoạn trước 2011-2020, chúng ta không có điều kiện làm được điều này do khó khăn. Đến nay, chúng ta cơ bản đủ điều kiện cũng như công nghệ để triển khai.

“Tôi cho rằng, thời điểm hiện nay đã chín muồi, mang ý nghĩa rất lớn khi gắn với mục tiêu phát triển đất nước với mục tiêu đến năm 2030, đặc biệt sự đột phá nhất định” – ông Trần Quốc Phương thông tin.

Cùng quan điểm, TS. Trần Đình Thiên cho rằng, quyết định làm 2 đường vành đai xuất phát từ quan điểm thực tiễn cấp bách, không chỉ là quan điểm hiện nay mà còn là quan điểm hướng tới tương lai; không chỉ quan điểm thực tiễn mà còn có căn cứ lý thuyết. Trong khi đưa vào điều kiện Việt Nam, hai trung tâm kinh tế lớn của chúng ta suốt thời gian dài tắc nghẽn giao thông, kìm hãn tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như phát triển đô thị do thiếu đường giao thông, thể hiện rõ nhất ở đường tuyến đường vành đai.

Việc đưa ra quyết định phải làm 2 tuyến đường của Chính phủ thể hiện tầm nhìn khác trước. Đây là 2 trong 5 dự án ưu tiên hàng đầu của quốc gia về giao thông. Việc đặt ra ưu tiên như vậy và đưa thành nhiệm vụ cấp bách quốc gia cũng như chuyển hướng chiến lược nhằm phát triển Vùng Thủ đô và Vùng TP. Hồ Chí Minh, cả hai trung tâm tăng trưởng bậc nhất, không chỉ mục tiêu kinh tế mà cả không gian đô thị, tầm cao đô thị phát triển.

Sau thời gian 2 năm Covid-19 chúng ta phục hồi lại thì mượn sức này tạo ra đột phá. Thời điểm này có giá trị thúc đẩy rất lớn. Tôi thực sự chia sẻ nỗ lực của Chính phủ khi đưa ra chương trình này và hy vọng phải có cách tiếp cận quyết liệt, xứng đáng với sứ mệnh chúng ta đặt ra.

Tuy nhiên, theo các đại biểu tham dự Toạ đàm, đây cũng là 2 dự án lớn, có phạm vi rộng và tác động ảnh hưởng đến rất nhiều địa phương. Theo đó, bên cạnh khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng thì cũng cần một lượng vốn rất lớn để triển khai thực hiện dự án. Đòi hỏi bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, cơ quan chức năng liên quan thì cũng cần sự linh hoạt trong phối hợp của các địa phương liên quan trong triển khai các dự án.

Từ thực tế đó, TS Trần Đình Thiên cho rằng, để đẩy nhanh thực hiện dự án, cần phân cấp, phân quyền cho các địa phương nhiều hơn, đây thực chất cũng là giao trách nhiệm cho địa phương thể hiện năng lực và thúc đẩy triển khai dự án.

Còn theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn, để đẩy nhanh dự án thì vấn đề giải phóng mặt bằng là yêu cầu then chốt. Theo đó, bên cạnh sự chỉ đạo của các cơ quan liên quan thì các địa phương cũng cần sự sự tương hỗ lẫn nhau trong triển khai dự án. Thực tế với dự án Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, trên tổng số vốn ngân sách địa phương là 28.000 tỷ đồng thì Hà Nội đã chiếm tới hơn 20.000 tỷ đồng. Đó là sự thể hiện hỗ trợ của Hà Nội đối với các địa phuơng liên quan trong thực hiện dự án.

Nhằm gỡ khó cho các dự án trên, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ cho biết, Bộ Giao thông vận tải đang triển khai những cơ chế, chính sách tháo gỡ những điểm nghẽn cho các dự án giao thông liên vùng. Trong đó, cũng đặt ra vấn đề phân cấp, phân quyền cho các địa phương.
Nguyễn Hòa

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông