Thứ tư 01/01/2025 22:55

Kéo dây dẫn dự án đường dây 500kV mạch 3 được thực hiện như thế nào?

Kéo dây 500kV mạch 3 được thực hiện như thế nào?

Dự án đường dây 500kV mạch 3từ Quảng Trạch đến Phố Nối đi qua địa bàn 9 địa phương. Toàn bộ tuyến đường dây có chiều dài 500 km với 1.177 vị trí cột, 503 khoảng néo.

Ngày 12/5, khoảng néo đầu tiên tuyến đường dây 500kV mạch 3 NMNĐ Nam Định - Thanh Hoá bắt đầu kéo dây

Báo cáo của chủ đầu tư, đến ngày 12/5/2024, toàn tuyến đường dây 500kV mạch 3 đã hoàn thành 1085/1177 vị trí móng. Toàn tuyến đã bàn giao 583/1177 cột thép. Hoàn thành lắp dựng 308/1177 cột, đang lắp dựng 184 cột.

Đến thời điểm này, đơn vị thi công đã hoàn thành kéo dây 6 khoảng néo thuộc công trình đường dây 500 kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu và khoảng néo đường dây 500kV NMNĐ Nam Định I- Thanh Hoá.

Giàn giáo và cách điện (màu vàng) bọc dây dẫn hiện hữu để không làm gián đoạn cấp điện cho nhân dân

Nhiều bạn đọc sẽ thắc mắc khoảng néo là gì và quá trình kéo dây sẽ được triển khai như thế nào? Để rõ hơn về việc này, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin cụ thể.

Để một tuyến đường dây điện truyền tải cao áp vận hành an toàn, tin cậy thì các yếu tố mang tính kỹ thuật đều được tính toán kỹ lưỡng và tuân thủ các quy định, quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt.

Đường dây điện trên không bao gồm dãy các cột điện, trên đó có các xà và dây dẫn được treo vào các xà qua các sứ cách điện. Cột điện được chôn xuống đất bằng các móng vững chắc, làm nhiệm vụ đỡ dây ở trên cao so với mặt đất. Trên cột còn có thể treo dây chống sét để sét không đánh trực tiếp vào dây dẫn.

Bát sứ và phụ kiện được tập kết tại công trường
Công nhân lắp đặt bát sứ

Cột điện néo để giữ chắc đầu dây nối vào cột qua chuỗi sứ néo; cột néo góc dùng khi đường dây đổi hướng. Khoảng néo hiểu đơn giản sẽ gồm 2 cột néo ở đầu và cuối của đoạn đường dây (thường là 700 m – 2 km, tuỳ vào tính chất, độ phức tạp kỹ thuật. Các cột néo sẽ chịu lực cho sức nặng của đường dây.

Giữa các khoảng néo là các cột đỡ, chỉ làm nhiệm vụ đỡ dây dẫn nối vào cột qua chuỗi sứ đỡ.

Sau khi cột thép được dựng xong, các nhà thầu thi công phải tập trung toàn bộ vật tư, phụ kiện, bát sứ, dây dẫn… tại công trường. Lắp đặt các cấu kiện bát sứ và treo lên cột.

Máy nổ cấp điện phục vụ thi công

Để kéo dây khoảng néo, các kỹ sư lành nghề (không sử dụng lao động phổ thông) sẽ dùng 1 dây mồi bằng thép nối vào đầu dây điện kéo từ vị trí cột néo đầu tiên đi qua các cột đỡ đến vị trí cột néo cuối cùng của khoảng néo. Kỹ sư sẽ đặt dây lên các dòng dọc (bánh xe quay) để dây dẫn không bị xước và di chuyển dễ dàng. Quá trình này sẽ dùng tời điện thực hiện.

Công nhân nhà thầu Thăng Long lên cột có chiều cao khoảng 63 m để lắp đặt phụ kiện, treo dây dẫn

Khi các dây dẫn đã được nâng lên trên các thanh đỡ, các kỹ sư sẽ cân chỉnh độ cong, độ võng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Sau đó sẽ dùng thiết bị để hạ xuống điểm treo dây cuối bát sứ.

Ông Trần Kim Vũ - Phó giám đốc Ban quản lý dự án các công trình miền Bắc cho biết, đến thời điểm này đường dây 500 kV mạch 3 từ NMNĐ Nam Định – Thanh Hoá đã hoàn thành cơ bản việc đúc móng và dựng cột đã cơ bản. Công việc còn lại là kéo dây với khối lượng rất lớn. Hiện các nhà thầu đã tập trung tăng cường năng lực tối đa, phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý dự án và các bên liên quan để đẩy nhanh tiến độ.

Theo ông Trịnh Văn Thuỷ - Phó Giám đốc Công ty Thăng Long – nhà thầu xây lắp đường dây 500 kV mạch 3 từ NMNĐ Nam Định – Thanh Hoá, mỗi một khoảng néo có chiều dài trên 700 m đến 1,5-2 km. Thời gian để hoàn thành thi công 1 khoảng néo hoàn chỉnh cần tới 5-7 ngày với sự tham gia của 15-20 kỹ sư, công nhân lành nghề.

Đối với những khoảng néo vắt ngang qua đường dây điện hiện hữu, trước khi kéo dây, nhà thầu phải đăng ký cắt điện, làm giàn giáo bảo vệ, boc cách điện trên đường dây đang mang điện để không gián đoạn cấp điện cho khách hàng.

Thực hiện kéo dây dẫn từ vị trí 36 đến 38 đường dây 500kV NMNĐ Nam Định - Thanh Hoá

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Lưu Việt Tiến – Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) cho biết, công tác kéo dẫn vẫn áp dụng công nghệ như nhiều năm qua. Chủ yếu là các nhà thầu dùng máy néo hãm để kéo dây. Một số vị trí vượt sông, vượt đường quốc lộ có thể gặp khó khăn trong việc kéo dây mồi thì nhà thầu sẽ dùng thiết bị bay UAV để kéo dây mồi, sau đó sử dụng dây mồi để kéo dây dẫn.

Theo ông Tiến, việc kéo dây chỉ thực hiện khi trời không mưa vì nếu mưa có nhiều nguy hiểm như cột trơn trượt, nguy cơ sét đánh vào cột. Vì vậy, các nhà thầu đang tận dụng thời tiết khô ráo để kéo dây, dịch chuyển giờ thi công vào sáng sớm, chiều tối muộn để tránh cái nắng gay gắt của mùa hè.

Nguyên Vũ

Tin cùng chuyên mục

Đóng điện đường dây 220kV đấu nối TBA 500kV Long Thành

Hội nghị góp ý Dự thảo Nghị định về bảo vệ công trình điện lực

5 mốc son viết lên trang sử vàng của NSMO (A0)

Đưa vào vận hành nhiều công trình điện ở phía Nam

Hội thảo lấy ý kiến dự thảo nghị định về bảo vệ công trình điện lực

EVNCPC đóng điện công trình TBA 110kV Phú Hòa và đấu nối

EVNNPT đóng điện máy biến áp thứ 3 TBA 220kV Nhà Bè

Cung cấp số liệu phục vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

EVNNPT đóng điện dự án Trạm biến áp 220kV Phước Long

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Chơn Thành – Bến Cát

PC Lai Châu ký cam kết đảm bảo an toàn lao động

Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Xuyên đêm hoàn thành công trình Trạm biến áp 110kV Hoa Lư

Đường dây 500kV giải tỏa công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 4 về đích

Điểm mới trong Dự thảo Nghị định về cơ chế giá bán lẻ điện bình quân

Thanh Hóa khởi công dự án thủy điện 420 tỷ đồng

Các vụ lừa đảo, mạo danh điện lực tại miền Trung – Tây Nguyên tăng

Thi công dự án trạm biến áp 220kV Sầm Sơn và đường dây đấu nối

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai: Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống dịp lễ, Tết

Bộ Công Thương lấy ý kiến về các văn bản liên quan đến giá và vận hành thị trường điện