Thứ hai 23/12/2024 18:42

JETRO công bố Khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm 2023

Ngày 26/1, tại Hà Nội, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố Khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm 2023.

Khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm 2023 được JETRO thực hiện thông qua bảng câu hỏi về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại 20 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, châu Đại Dương. Trong số 4.982 doanh nghiệp trả lời hợp lệ có 849 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam (nhiều nhất châu Á, châu Đại Dương).

Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Văn phòng tại Hà Nội công bố “Khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm 2023". Ảnh: HQ

Nội dung khảo sát chính về: Triển vọng lợi nhuận kinh doanh; kế hoạch triển khai hoạt động kinh doanh trong tương lai; hấp dẫn và khó khăn về môi trường đầu tư; nhân lực và môi trường tuyển dụng; khai thác thị trường nội địa; thu mua nguyên vật liệu, linh phụ kiện; tình hình xuất nhập khẩu; nỗ lực khử carbon; nhân quyền trong chuỗi cung ứng và tiền lương.

Tại buổi công bố, ông Takeo Nakajima, Trưởng Văn phòng đại diện tại Hà Nội Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cho biết một số điểm chính của khảo sát. Cụ thể, theo ông Takeo Nakajima, đó là doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có số lượng đồng đều giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ; giữa ngành chế tạo và phi chế tạo.

Số doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam kỳ vọng có lãi trong năm 2023 là 54,3%, tỷ lệ này thấp hơn 6,6 điểm so với mức trung bình của ASEAN. Lý do, JETRO cho hay là do sự sụt giảm nhu cầu trong và ngoài nước; chi phí nhân công và chi phí thu mua nguyên vật liệu tăng.

Về kỳ vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2024 so với năm 2023, số doanh nghiệp Nhật Bản phản hồi cải thiện là 50,4%, trong đó nhiều công ty đang hy vọng vào sự cải thiện nhờ phục hồi của năm 2023.

Đặc biệt, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản cho biết mở rộng kinh doanh tại Việt Nam là 56,7% (giảm 3,3 điểm so với năm 2022). Mặc dù tham vọng mở rộng vẫn cao, nhưng theo khảo sát, Việt Nam là nước duy nhất trong 6 nước ASEAN chủ chốt có tỷ lệ mở rộng giảm so với năm trước.

Ông Takeo Nakajima, Trưởng Văn phòng đại diện tại Hà Nội Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO). Ảnh: HQ

Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát của JETRO, tỷ lệ thu mua tại chỗ đã tăng lên 41,9% và thu mua từ các công ty địa phương tăng lên 17,2%. JETRO cho rằng, doanh nghiệp Nhật Bản vẫn có động lực cao trong thúc đẩy hoạt động thu mua tại chỗ, đồng thời kỳ vọng vào sự đào tạo, phát triển hơn nữa đối với ngành công nghiệp hỗ trợ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cũng đang nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính, với tỷ lệ 34,4%; đồng thời doanh nghiệp Nhật Bản đã tăng lương trung bình 5,6%, mức lương ở mức trung bình trong khu vực, nhưng tỷ lệ tăng thuộc nhóm cao nhất.

Điểm đáng lưu ý, đó là vấn đề nhân lực. Theo khảo sát của JETRO, tại Việt Nam, 42,7% doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng họ đang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực. Trong đó, JETRO cho hay, tính theo ngành, tỷ lệ thiếu hụt nhân lực trong ngành phi chế tạo là 45,2%; hơn 60% doanh nghiệp trong ngành bán lẻ, thông tin truyền thông, tài chính, bảo hiểm, giáo dục, y tế đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực.

Cùng với đó, khảo sát còn cho thấy, mức độ thiếu hụt nghiêm trọng với các vị trí quản lý yêu cầu có kinh nghiệm và chuyên môn, nhân sự IT; riêng tỷ lệ thiếu hụt lao động tại các nhà máy trên toàn Việt Nam là 49%. JETRO nhấn mạnh, điều này cho thấy đang có sự cạnh tranh về nguồn nhân lực trong bối cảnh hàng loạt dự án đầu tư quy mô lớn vào ngành chế tạo.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: thu hút đầu tư Nhật Bản

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Nhận diện thách thức, tìm cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

Thêm tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn