Chủ nhật 11/05/2025 03:16

IEA: Omicron chỉ tạm thời làm chậm phục hồi nhu cầu dầu toàn cầu

Ngày 14/12, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, sự gia tăng trong các ca nhiễm Covid mới tạm thời làm chậm sự phục hồi nhu cầu dầu toàn cầu, nhưng tác động của biến thể Omicron có thể sẽ không ảnh hưởng đến sự phục hồi nhu cầu hiện tại.

Theo đó, trong Báo cáo thị trường dầu mới nhất cho tháng 12 của IEA, số ca nhiễm Covid đột biến gần đây có thể khiến nhu cầu phục hồi chậm lại trong những tuần tới, với nhu cầu nhiên liệu máy bay bị ảnh hưởng nhiều nhất. Do những hạn chế mới đối với việc đi lại quốc tế, IEA đã điều chỉnh giảm nhẹ - 100.000 thùng/ngày (bpd) - theo dự báo tăng trưởng nhu cầu cho cả năm nay và năm sau. Năm 2021, IEA dự kiến ​​nhu cầu dầu sẽ tăng 5,4 triệu thùng/ngày so với năm 2020 và thêm 3,3 triệu thùng/ngày vào năm 2022, đạt mức trước đại dịch là 99,5 triệu thùng/ngày.

Dự báo tăng trưởng nhu cầu của tháng này giảm nhẹ so với dự báo trong báo cáo tháng 11, trong đó IEA dự kiến ​​tăng trưởng nhu cầu dầu ở mức 5,5 triệu thùng/ngày trong năm nay và 3,4 triệu thùng/ngày trong năm tới. Bất chấp sự điều chỉnh giảm, IEA không mong đợi sự sụt giảm lớn về nhu cầu ở mức độ mà thị trường dầu dường như đã định giá vào cuối tháng 11 khi các báo cáo đầu tiên về biến thể mới xuất hiện.

IEA cho biết trong báo cáo mới rằng, sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 mới được dự báo sẽ tạm thời chậm lại sự phục hồi. Các biện pháp ngăn chặn mới được đưa ra để ngăn chặn sự lây lan của virút có khả năng gây ra tác động tĩnh hơn đối với nền kinh tế so với các làn sóng Covid trước đó, đặc biệt là do các chiến dịch tiêm chủng rộng rãi. Do đó, IEA kỳ vọng nhu cầu về nhiên liệu vận tải đường bộ và nguyên liệu hóa dầu sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt.

Ngày 13/12, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết trong báo cáo hàng tháng rằng, tác động của biến thể Omicron đối với nhu cầu dầu toàn cầu sẽ nhẹ và tồn tại trong thời gian ngắn, đồng thời giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu năm 2021 và 2022. IEA cũng cho rằng, sản lượng dầu toàn cầu sẽ nhanh hơn nhu cầu kể từ tháng này, dẫn đầu là sự tăng trưởng ở Mỹ và các nước OPEC+. Theo cơ quan này, nếu OPEC+ tiếp tục nới lỏng việc cắt giảm, quý 1/2022 sẽ thặng dư 1,7 triệu thùng/ngày và dư cung có thể tăng lên 2 triệu thùng/ngày trong quý 2/2022. Nếu điều đó xảy ra, năm 2022 thực sự có thể trở nên thoải mái hơn.

Việt Dũng

Tin cùng chuyên mục

Những con số đáng nhớ về Ngày Chiến thắng

Liên Hợp Quốc cùng nhiều quốc gia chúc mừng tân Giáo hoàng

Hôm nay, Nga duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít

Chiến sự Nga - Ukraine tối 8/5: Thiết giáp Ukraine bị thiêu rụi ở Toretsk

Thông tin về tàu ngầm 'điệp viên' của Israel

Lộ diện loạt vũ khí mới trong Lễ duyệt binh tại Nga

Người Việt tại Nga cảm nghĩ về Bộ đội Cụ Hồ tại Quảng trường Đỏ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 7/5: UAV Nga trút 'bão lửa' vào Ukraine

Nga nâng cấp xe tăng T-90M và trình làng UAV tự sát thế hệ mới

Thông tin mới về Ấn Độ tấn công tên lửa vào Pakistan

Tin thuế quan ngày 7/5: Hoa Kỳ thúc đẩy bước đi chiến lược, đẩy mạnh sản xuất thuốc trong nước

Chiến sự Nga-Ukraine tối 6/5: Ukraine bất ngờ tấn công Kursk, Nga tung đòn đáp trả

Saudi Arabia chi khủng mua tên lửa không đối không AIM-120C-8

Chiến sự Nga-Ukraine tối 5/5: Nga siết vòng vây Kotliarivka

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 5/5: Nga 'dội mưa bom' vào Konstantinovka

Chiến sự Nga-Ukraine tối 4/5: Nga tạo 'lá chắn điện' ở Crimea

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/5: Ukraine 'nghẹt thở' ở Minograd

Chiến sự Nga-Ukraine tối 3/5: Nga siết vây lính Ukraine ở Donetsk

Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/5: Nga dội bão UAV xuống Zaporizhia