Thứ năm 21/11/2024 22:06

Hydrogen: Ngành nào ‘khát’ nhất?

Theo Phòng Thương mại Quốc tế, nhu cầu hydrogen sẽ tăng trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên, tốc độ và thời gian tiếp nhận sẽ khác nhau giữa các ngành.

Báo cáo từ Phòng Thương mại Quốc tế cho hay, các ứng dụng chính của hydrogen (và các chế phẩm của nó) trong giai đoạn đầu sẽ tập trung vào các ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng (hoá chất, phân bón, thép và xi măng), sau đó là ngành vận tải (đường bộ, hàng không) và cuối cùng là ngành xây dựng.

Nhu cầu hydrogen có thể tăng gấp đôi vào năm 2040, với phần lớn tăng trưởng đến từ các ngành công nghiệp. Nhu cầu từ ngành vận tải sẽ chiếm phần nhỏ hơn, dưới 5% tổng nhu cầu”, Phòng Thương mại Quốc tế chỉ ra.

Báo cáo xác định châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường nhập khẩu hydrogen lớn. Để duy trì mục tiêu Net Zero trước năm 2050, nhu cầu hydrogen toàn cầu cần tăng gấp 5 lần so với mức hiện tại để đạt gần 500 triệu tấn từ năm 2030-2050. Nhu cầu hydrogen dự kiến sẽ dao động từ 90-600 triệu tấn vào năm 2050, tương đương với 4-11% tổng nguồn cung năng lượng toàn cầu vào năm 2050.

Năng lượng hydrogen được đánh giá là giải pháp tiềm năng cho sự phát triển bền vững của các quốc gia trong tương lai. Ảnh: Pixabay

Theo Phòng Thương mại Quốc tế, nhu cầu năng lượng cho quá trình điện phân hydrogen rất lớn, ít nhất lên đến 25.000 TWh, nên hệ thống điện toàn cầu sẽ cần phải tăng trưởng gấp 3 lần so với cam kết năng lượng tái tạo đã được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh của các bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) lần thứ 28 (COP28) để biến nền kinh tế hydrogen thành hiện thực.

Tuy nhiên, báo cáo lưu ý, việc phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển, các điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hydrogen và các chế phẩm của nó thông qua việc thành lập các trung tâm năng lượng sạch trên biển cũng rất cần thiết để ngành hàng hải trở thành một phần của nền kinh tế hydrogen. Hiện nay có 443 tàu đang vận chuyển amoniac trên toàn cầu. Nhưng để đạt mục tiêu của Liên minh châu Âu (EU) là 20 triệu tấn hydrogen vào năm 2030, đội tàu sẽ cần tăng thêm tới 300 tàu.

Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), ngành công nghiệp hydrogen đang chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ trên toàn cầu, dự kiến tăng từ 3 triệu tấn vào năm 2021 lên 110 triệu tấn vào năm 2050.

Điều này chủ yếu là do nhu cầu cấp bách về biến đổi khí hậu, giảm phát thải, khí nhà kính và nguồn tài nguyên năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt cũng như nhu cầu và khả năng khai thác ngày càng tăng đối với các nguồn năng lượng tái tạo xanh, sạch, thân thiện môi trường; chính phủ các nước trên thế giới cũng đã có những chính sách phù hợp, kịp thời nhằm khuyến khích, phát triển các nguồn năng lượng xanh như: tăng cường trợ cấp, ưu đãi thuế và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển ngành năng lượng hydrogen.

Đã có hàng trăm tỷ USD được các quốc gia đổ vào các dự án sản xuất hydrogen, đặc biệt là hydrogen xanh; trong đó châu Âu dẫn đầu, tiếp theo là khu vực châu Á và Bắc Mỹ. Sự phân bố này cho thấy mức độ quan tâm đối với năng lượng hydrogen đang lan rộng trên toàn cầu nhằm hướng tới việc phát triển một nền kinh tế bền vững và đảm bảo an ninh năng lượng cho các quốc gia.

Một số quốc gia đang dẫn đầu trong việc sản xuất và sử dụng hydrogen, đặc biệt là hydrogen xanh, bao gồm Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ. Trong đó, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa ra chiến lược hydrogen xanh quốc gia vào năm 2017, đặt mục tiêu đạt 3,7 triệu tấn vào năm 2030 và 20 triệu tấn vào năm 2050.

Châu Âu cũng đã đặt ra mục tiêu sản xuất 1 triệu tấn hydrogen xanh vào năm 2024 và 10 triệu tấn vào năm 2030. Trung Quốc và Mỹ cũng đang nhanh chóng phát triển trong lĩnh vực này với các mục tiêu sản xuất lớn. Ngoài ra, các quốc gia khác như Hàn Quốc, Australia, Canada và Na Uy cũng đang triển khai các chương trình hydrogen xanh đầy tham vọng.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng hydrogen

Tin cùng chuyên mục

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 5)

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 2)

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025