Hydrogen: Ngành nào ‘khát’ nhất?

Theo Phòng Thương mại Quốc tế, nhu cầu hydrogen sẽ tăng trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên, tốc độ và thời gian tiếp nhận sẽ khác nhau giữa các ngành.
Hội thảo Hydrogen Việt - Đức: Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng hydro tại Việt Nam Khuyến khích doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư vào năng lượng tái tạo, hydrogen, công nghệ sinh học Hội thảo Hydrogen Việt Nam - Nhật Bản 2024: Hướng tới chuỗi cung ứng hydro xanh

Báo cáo từ Phòng Thương mại Quốc tế cho hay, các ứng dụng chính của hydrogen (và các chế phẩm của nó) trong giai đoạn đầu sẽ tập trung vào các ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng (hoá chất, phân bón, thép và xi măng), sau đó là ngành vận tải (đường bộ, hàng không) và cuối cùng là ngành xây dựng.

Nhu cầu hydrogen có thể tăng gấp đôi vào năm 2040, với phần lớn tăng trưởng đến từ các ngành công nghiệp. Nhu cầu từ ngành vận tải sẽ chiếm phần nhỏ hơn, dưới 5% tổng nhu cầu”, Phòng Thương mại Quốc tế chỉ ra.

Báo cáo xác định châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường nhập khẩu hydrogen lớn. Để duy trì mục tiêu Net Zero trước năm 2050, nhu cầu hydrogen toàn cầu cần tăng gấp 5 lần so với mức hiện tại để đạt gần 500 triệu tấn từ năm 2030-2050. Nhu cầu hydrogen dự kiến sẽ dao động từ 90-600 triệu tấn vào năm 2050, tương đương với 4-11% tổng nguồn cung năng lượng toàn cầu vào năm 2050.

Hydrogen: Ngành nào ‘khát’ nhất?
Năng lượng hydrogen được đánh giá là giải pháp tiềm năng cho sự phát triển bền vững của các quốc gia trong tương lai. Ảnh: Pixabay

Theo Phòng Thương mại Quốc tế, nhu cầu năng lượng cho quá trình điện phân hydrogen rất lớn, ít nhất lên đến 25.000 TWh, nên hệ thống điện toàn cầu sẽ cần phải tăng trưởng gấp 3 lần so với cam kết năng lượng tái tạo đã được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh của các bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) lần thứ 28 (COP28) để biến nền kinh tế hydrogen thành hiện thực.

Tuy nhiên, báo cáo lưu ý, việc phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển, các điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hydrogen và các chế phẩm của nó thông qua việc thành lập các trung tâm năng lượng sạch trên biển cũng rất cần thiết để ngành hàng hải trở thành một phần của nền kinh tế hydrogen. Hiện nay có 443 tàu đang vận chuyển amoniac trên toàn cầu. Nhưng để đạt mục tiêu của Liên minh châu Âu (EU) là 20 triệu tấn hydrogen vào năm 2030, đội tàu sẽ cần tăng thêm tới 300 tàu.

Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), ngành công nghiệp hydrogen đang chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ trên toàn cầu, dự kiến tăng từ 3 triệu tấn vào năm 2021 lên 110 triệu tấn vào năm 2050.

Điều này chủ yếu là do nhu cầu cấp bách về biến đổi khí hậu, giảm phát thải, khí nhà kính và nguồn tài nguyên năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt cũng như nhu cầu và khả năng khai thác ngày càng tăng đối với các nguồn năng lượng tái tạo xanh, sạch, thân thiện môi trường; chính phủ các nước trên thế giới cũng đã có những chính sách phù hợp, kịp thời nhằm khuyến khích, phát triển các nguồn năng lượng xanh như: tăng cường trợ cấp, ưu đãi thuế và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển ngành năng lượng hydrogen.

Đã có hàng trăm tỷ USD được các quốc gia đổ vào các dự án sản xuất hydrogen, đặc biệt là hydrogen xanh; trong đó châu Âu dẫn đầu, tiếp theo là khu vực châu Á và Bắc Mỹ. Sự phân bố này cho thấy mức độ quan tâm đối với năng lượng hydrogen đang lan rộng trên toàn cầu nhằm hướng tới việc phát triển một nền kinh tế bền vững và đảm bảo an ninh năng lượng cho các quốc gia.

Một số quốc gia đang dẫn đầu trong việc sản xuất và sử dụng hydrogen, đặc biệt là hydrogen xanh, bao gồm Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ. Trong đó, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa ra chiến lược hydrogen xanh quốc gia vào năm 2017, đặt mục tiêu đạt 3,7 triệu tấn vào năm 2030 và 20 triệu tấn vào năm 2050.

Châu Âu cũng đã đặt ra mục tiêu sản xuất 1 triệu tấn hydrogen xanh vào năm 2024 và 10 triệu tấn vào năm 2030. Trung Quốc và Mỹ cũng đang nhanh chóng phát triển trong lĩnh vực này với các mục tiêu sản xuất lớn. Ngoài ra, các quốc gia khác như Hàn Quốc, Australia, Canada và Na Uy cũng đang triển khai các chương trình hydrogen xanh đầy tham vọng.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng hydrogen

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất, kinh doanh điện của EVN

Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất, kinh doanh điện của EVN

Theo kết quả kiểm tra chi phí sản xuất, kinh doanh điện của EVN năm 2023, Đoàn kiểm tra đã kết luận EVN lỗ 34.244,96 tỷ đồng.
Giải bài toán lỗ của EVN: Làm gì để không còn mua cao, bán thấp?

Giải bài toán lỗ của EVN: Làm gì để không còn mua cao, bán thấp?

Giá điện bán ra thấp hơn so với giá thành sản xuất đã làm cho EVN năm 2023 lỗ trên 34 nghìn tỷ đồng. Vậy giải bài toán lỗ của EVN như thế nào?
Ông Phan Đức Hiếu: Phải tách bạch giá điện giữa các nhóm chính sách

Ông Phan Đức Hiếu: Phải tách bạch giá điện giữa các nhóm chính sách

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu cho rằng, phải tách bạch giá điện giữa các nhóm chính sách, đảm bảo hài hòa lợi ích cho các bên.
TS. Hà Đăng Sơn: Nếu không cải cách giá điện, chắc chắn sẽ không thể thu hút đầu tư

TS. Hà Đăng Sơn: Nếu không cải cách giá điện, chắc chắn sẽ không thể thu hút đầu tư

Theo TS. Hà Đăng Sơn, nếu tiếp tục không cải cách giá điện sẽ khó thu hút vốn từ các nhà đầu tư tư nhân và cũng khó khăn cho triển khai quy hoạch điện.
Tính đúng, tính đủ giá điện: Đảm bảo phát triển bền vững cho ngành điện

Tính đúng, tính đủ giá điện: Đảm bảo phát triển bền vững cho ngành điện

Việc "tính đúng, tính đủ giá điện" và đẩy mạnh thực hiện lộ trình này là yêu cầu tất yếu, khách quan vì sự phát triển bền vững của ngành điện.

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Người dân xã Trịnh Tường giúp Điện lực Bát Xát khắc phục sự cố sau bão

Lào Cai: Người dân xã Trịnh Tường giúp Điện lực Bát Xát khắc phục sự cố sau bão

Cơn bão số 3 để lại những thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt là đối với lưới điện của Lào Cai, hiện công tác khắc phục đang tích cực triển khai...
Ngành điện miền Nam góp ý Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Ngành điện miền Nam góp ý Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị góp ý kiến các dự án luật, trong đó, có Luật Điện lực (sửa đổi).
Đà Nẵng: Khuyến khích lắp đặt điện mặt trời mái nhà có hệ thống lưu trữ điện

Đà Nẵng: Khuyến khích lắp đặt điện mặt trời mái nhà có hệ thống lưu trữ điện

TP. Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2030, sẽ phát triển thêm thêm 30MW công suất nguồn điện mặt trời mái nhà (số liệu tính từ năm 2021 - 2030).
Quảng Nam kiến nghị bổ sung 11 dự án thủy điện nhỏ vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Quảng Nam kiến nghị bổ sung 11 dự án thủy điện nhỏ vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Tỉnh Quảng Nam kiến nghị Thủ tướng Chính Phủ, Bộ Công Thương xem xét bổ sung 11 dự án thủy điện nhỏ trên địa bàn vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Lý Sơn đã chuyển mình ra sao sau 10 năm điện lưới

Lý Sơn đã chuyển mình ra sao sau 10 năm điện lưới 'vượt biển'?

Chỉ trong vòng 10 năm, điện lưới quốc gia không chỉ mang lại ánh sáng mà còn thúc đẩy kinh tế, du lịch và các dịch vụ tại Lý Sơn phát triển vượt bậc.
SAF - Xu hướng sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững

SAF - Xu hướng sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững

Ngành hàng không là một trong ngành công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh chóng và đặt ra nhiều thách thức, nhất là vấn đề phát thải ra môi trường.
Ngành điện miền Nam: Chuyển đổi số toàn diện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Ngành điện miền Nam: Chuyển đổi số toàn diện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Việc áp dụng chuyển đổi số toàn diện giúp Tổng công ty Điện lực miền Nam nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đem nhiều tiện ích cho khách hàng sử dụng điện.
Chính thức phê duyệt khung giá điện gió và thủy điện nhập khẩu từ Lào

Chính thức phê duyệt khung giá điện gió và thủy điện nhập khẩu từ Lào

Bộ Công Thương ban hành quyết định phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam, áp dụng từ ngày 31/12/2025.
Gia Lai: Lưới điện tiếp nhận Chư Prông - sau 3 năm nhìn lại

Gia Lai: Lưới điện tiếp nhận Chư Prông - sau 3 năm nhìn lại

Sau 3 năm tiếp nhận toàn bộ lưới điện của Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (GEC) trên địa bàn huyện Chư Prông, PC Gia Lai đã phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân.
EVNCPC: Đóng điện đường dây cáp ngầm 110kV Chi Lăng - Hải Châu

EVNCPC: Đóng điện đường dây cáp ngầm 110kV Chi Lăng - Hải Châu

Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) vừa đóng điện và đưa công trình đường dây cáp ngầm 110kV Chi Lăng – Hải Châu (TP. Đà Nẵng) đi vào hoạt động.
Ông Nguyễn Khắc Quyền: Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Ông Nguyễn Khắc Quyền: Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Ông Nguyễn Khắc Quyền, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương bày tỏ quan điểm về Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu.
Lâm Đồng: Tích cực triển khai thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt

Lâm Đồng: Tích cực triển khai thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt

Điện lực Bảo Lâm (Lâm Đồng) là đơn vị tiên phong trong công tác chuyển đổi số và tích cực triển khai thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt.
Trung Quốc thử nghiệm dàn pin năng lượng mặt trời nổi được trên biển, chịu được sóng lớn

Trung Quốc thử nghiệm dàn pin năng lượng mặt trời nổi được trên biển, chịu được sóng lớn

Dàn pin năng lượng mặt trời nổi chịu sóng đầu tiên của Trung Quốc, hiện đang tiến gần đến giai đoạn hoàn tất lắp đặt thiết bị cuối cùng để đi vào vận hành.
Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Ngành điện của Liên bang Nga trong 18 năm tới là một quá trình chuyển đổi quan trọng, trong đó có việc phát triển các nguồn năng lượng sạch.
Dự báo bức tranh điện năng lượng tái tạo toàn cầu trong 25 năm tới

Dự báo bức tranh điện năng lượng tái tạo toàn cầu trong 25 năm tới

Tương lai của năng lượng tái tạo toàn cầu trong 25 năm tới dự kiến sẽ có những thay đổi mạnh mẽ, với các nguồn năng lượng sạch đóng vai trò chủ đạo.
Công ty Điện lực Hà Giang: Nhọc nhằn cấp điện mùa mưa bão 2024

Công ty Điện lực Hà Giang: Nhọc nhằn cấp điện mùa mưa bão 2024

Sạt lở đất, lũ quét là khó khăn lớn nhất đối với những người thợ điện ở Hà Giang vào mùa mưa, bão để đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định cho người dân.
Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu

Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu

Luật sư Bùi Văn Thành đánh giá, Bộ Công Thương đã rất nỗ lực và cầu thị trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu.
Công ty CP Bia Hà Nội - Kim Bài: Giảm chi phí nhờ tiết kiệm năng lượng

Công ty CP Bia Hà Nội - Kim Bài: Giảm chi phí nhờ tiết kiệm năng lượng

Với tổng mức tiết kiệm năng lượng đạt 159.302 kWh, năm 2023 Công ty CP Bia Hà Nội - Kim Bài đã đạt danh hiệu Cơ sở dụng năng lượng Xanh 4 sao của TP. Hà Nội.
Tình hình triển khai Quy hoạch và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII ở Lâm Đồng ra sao?

Tình hình triển khai Quy hoạch và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII ở Lâm Đồng ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng báo cáo Bộ Công Thương tình hình triển khai dự án điện trong Quy hoạch điện VIII và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII trên địa bàn tỉnh.
TS Lê Quốc Phương: Mục tiêu cao nhất của Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu là đảm bảo nguồn cung

TS Lê Quốc Phương: Mục tiêu cao nhất của Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu là đảm bảo nguồn cung

TS Lê Quốc Phương nhấn mạnh, việc không cho phép các thương nhân phân phối mua bán xăng dầu lẫn nhau sẽ xoá tình trạng nguồn cung “ảo” trên thị trường.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động