Thứ ba 26/11/2024 16:29

Hút thuốc lá tăng nguy cơ sa sút trí tuệ

Với tác động của nicotine lên não khiến cho những người hút thuốc lá bị ảnh hưởng không nhỏ đến trí nhớ.

Hút thuốc lá phá hủy trí nhớ như thế nào?

Nicotin là một hóa chất chứa nitơ, có trong thành phần của một số loại thực vật và được sản xuất tổng hợp. Nicotine được biết đến là một trong những chất độc gây kích thích thần kinh gây ra cảm giác thư giãn, vui vẻ khi dùng. Đồng thời ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể như gan, mạch máu, hệ tiêu hoá, tim và não.

Hãy quyết tâm bỏ thuốc lá sớm nhất có thể

Theo các chuyên gia, nicotine "bắt chước" một số chất dẫn truyền thần kinh gửi tín hiệu lên não, khiến cho tín hiệu trong não tăng lên. Theo thời gian, nicotine sẽ thay thế các thụ thể acetylcholine trong não hoạt động truyền tín hiệu, gây ra tình trạng tiếp tục cần nicotine và ngày càng cần nhiều.

Nicotine còn gây ra hội chứng cai nghiện khiến người có ý định bỏ thuốc gặp một số tác dụng phụ như lo lắng, khó chịu, thèm nicotine. Đây là lý do rất nhiều người khó bỏ thuốc.

Ảnh hưởng của nicotine đến tim mạch, phổi thường sớm và dễ nhận ra, còn ảnh hưởng đến trí nhớ phải mất một thời gian để nhận thấy. Adrienne Johnson - trợ lý nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu và Can thiệp Thuốc lá, Đại học Wisconsin, Madison – đã khẳng định: Hút thuốc gây hại cho mọi cơ quan trên cơ thể con người. Bộ não cũng không ngoại lệ.

Thực tế, năm 2012, một nghiên cứu kiểm tra dữ liệu nhận thức của hơn 7.000 nam giới và phụ nữ trong suốt 12 năm đã cho thấy, những người đàn ông trung niên hút thuốc lá bị suy giảm nhận thức nhanh hơn người không hút và hơn cả phụ nữ hút thuốc lá.

Năm 2014, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, 14% trường hợp sa sút trí tuệ trên toàn thế giới có thể do hút thuốc lá. Một phân tích trong năm 2015 về 37 nghiên cứu khác nhau được công bố trên Tạp chí PLOS ONE cũng cho thấy, những người hút thuốc có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn 30% và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn 40%. Một người hút 20 điếu thuốc mỗi ngày, nguy cơ sa sút trí tuệ tăng lên 34%.

Bác sĩ Tom Heffernan - một nhà nghiên cứu của trường Đại học Northumbria đã kiểm tra trí nhớ hàng ngày của những người hút thuốc, bao gồm khả năng nhớ vị trí mà họ đã đặt các đồ vật. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người hút thuốc chịu nhiều tác động lên trí nhớ trong thời gian dài hơn là những người không hút thuốc; đồng thời cũng có sự tác động bất lợi đáng kể lên chức năng nhớ hàng ngày ở những người hút thuốc.

Một số giải pháp để bỏ thuốc lá

Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, nhưng việc bỏ hút thuốc lá không đơn giản, vì trong thành phần của khói thuốc có chứa nicotin là chất gây nghiện. Nó tác động lên não tạo ra cảm giác sảng khoái, tâm trạng vui vẻ, tăng khả năng chú ý, năng động, sáng tạo, tăng hoạt động nhận thức và trí nhớ … Để từ bỏ thuốc lá thành công, yếu tố đầu tiên cần phải có và mang tính quyết định đó là sự quyết tâm. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng đưa ra một số gợi ý giúp bỏ thuốc lá hiệu quả hơn, đó là: Không cai thuốc đột ngột, vì hút thuốc là một chứng nghiện. Lúc này não bị phụ thuộc vào nicotine.

Dùng liệu pháp thay thế nicotine: Liệu pháp này có thể làm giảm những cảm giác này. Những nghiên cứu đề xuất kẹo cao su nicotine, thuốc viên hay các miếng cao dán ngoài da có thể giúp người cai nâng khả năng từ bỏ thuốc lá thành công lên gấp đôi khi sử dụng chúng với một liệu trình chuyên sâu. Nhưng những sản phẩm này được khuyến cáo không nên sử dụng trong khi vẫn đang hút thuốc.

Không nên bỏ thuốc trong đơn độc: Hãy kể cho bạn bè, gia đình và đồng nghiệp rằng mình đang cố gắng để bỏ thuốc lá. Sự động viên cổ vũ của họ sẽ tạo động lực để quyết tâm bỏ thuốc.

Tạo cho bản thân luôn bận rộn, giữ cho miệng bận rộn bằng cách như: Nhai một thanh kẹo cao su, cắn hạt bí, hạt hướng dương … thay vì hút thuốc. Luôn có kẹo cao su bên mình và uống nhiều nước hơn.

Tập thể dục: Đi dạo hoặc đi lên xuống cầu thang một vài lần. Hoạt động thể chất, ngay cả trong những đợt ngắn, có thể giúp tăng cường năng lượng đánh bại cơn thèm thuốc.

Hít thở chậm, sâu: Khi có cơn thèm thuốc bạn hãy hít qua mũi và thở ra bằng miệng. Lặp lại điều này 10 lần hoặc cho đến khi cảm thấy thư giãn hơn.

Đi đến nơi không được hút thuốc lá: Hầu hết các nơi công cộng không cho phép hút thuốc. Đi đến rạp chiếu phim, siêu thị, khu vui chơi cho trẻ em hoặc một nơi khác. Vì tất cả ở những nơi đó đều có biển “cấm hút thuốc lá” sẽ khiến người đang bỏ thuốc có ý thức hơn.

Trong khói thuốc có khoảng 7000 chất hóa học, trong đó có 70 chất được xếp vào loại gây ung thư. Khói thuốc lá vẫn có thể tồn tại trong không khí ngay cả khi không còn nhìn thấy hoặc ngửi thấy được. Người không hút thuốc nếu thường xuyên hít phải khói thuốc lá cũng chịu những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe giống như những người hút thuốc lá trực tiếp.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Bệnh ung thư

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh