Thứ sáu 08/11/2024 15:34

Hướng tới nền sản xuất thông minh

Ngành Công Thương đã tăng cường năng lực tiếp cận và chủ động nắm bắt làn sóng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng ở tất cả các lĩnh vực với phạm vi tác động ngày càng lớn.
Các doanh nghiệp ngành Công Thương chủ động đón sóng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Nhận diện cơ hội, thách thức

Theo Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), Bộ Công Thương đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức quốc tế như Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức tại Việt Nam, Liên hợp quốc (UNDP) Việt Nam, Tập đoàn UPS (Mỹ), Tập đoàn Siemens (Đức)… tổ chức thành công nhiều hội thảo lớn về CMCN 4.0 nhằm truyền thông tạo hiểu biết và nhận thức đúng về bản chất, đặc trưng, cơ hội và thách thức của CMCN 4.0. Bên cạnh đó, lồng ghép nội dung giới thiệu về CMCN 4.0 vào hoạt động đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, hội thảo với các trường thuộc Bộ; đẩy mạnh cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp (DN), các xu hướng phát triển, ứng dụng công nghệ sản xuất, kinh doanh của DN và cơ hội cho DN tiếp cận, làm chủ trong cuộc CMCN 4.0.

Đặc biệt, Bộ Công Thương đang phối hợp với Tổ chức phát triển của UNDP thực hiện khảo sát về tác động và tính sẵn sàng của DN trong việc tiếp cận và chuyển đổi sang mô hình DN số trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0. Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn sử dụng phương pháp, chỉ tiêu và bộ công cụ đánh giá do Quỹ IMPLUS của Liên đoàn Kỹ thuật Đức phát triển, có điều chỉnh phù hợp với điều kiện của các DN Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành gửi phiếu tới 15.000 DN cho 17 nhóm ngành/lĩnh vực sản xuất thuộc diện quản lý của Bộ Công Thương. Đồng thời, yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty, hiệp hội sản xuất công nghiệp và sở công thương tại các tỉnh, thành phố đôn đốc, phối hợp. Kết quả từ cuộc khảo sát là căn cứ quan trọng để điều chỉnh, bổ sung chính sách phát triển ngành; đề xuất một số ngành ưu tiên đầu tư, phát triển; hỗ trợ DN nâng cao khả năng tiếp cận và tận dụng các cơ hội do cuộc CMCN 4.0 mang lại.

Ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0

Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ của cuộc CMCN 4.0 và từng bước xây dựng các mô hình nhà máy thông minh đã trở thành nội dung trọng tâm ưu tiên trong Đề án Ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương cùng nhiều chương trình khoa học công nghệ cấp Bộ. Hiện nay, Bộ Công Thương đang trao đổi, thảo luận với một số công ty, viện nghiên cứu, các tổ chức tư vấn để xác định nội dung và các dự án triển khai liên quan tới ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0 vào DN trong thời gian tới.

Cụ thể, trong các năm 2018, 2019, thực hiện Dự án Nghiên cứu thiết kế và triển khai hệ thống giám sát, điều hành sản xuất trực tuyến tại Công ty Bia Sài Gòn - Hà Nội; nghiên cứu và ứng dụng hệ thống ERP giúp quản lý quá trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, độ tin cậy, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm Led và điện tử, đáp ứng yêu cầu các thị trường xuất khẩu mục tiêu tại châu Âu và Bắc Mỹ do Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông thực hiện.

Bên cạnh đó, các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ Công Thương cũng đã chủ động đón sóng cuộc CMCN 4.0. Không dừng lại ở các hoạt động có tính chất tìm hiểu, phổ biến thông tin về cuộc cách mạng công nghiệp này, các tập đoàn, tổng công ty như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam… đã hợp tác với đối tác nước ngoài có tiềm lực trong cung cấp công nghệ, giải pháp về CMCN 4.0 vào quá trình sản xuất của đơn vị…

Bộ Công Thương đang đẩy mạnh triển khai nhiệm vụ phát triển thương mại điện tử, kinh tế số và ứng dụng công nghệ của cuộc CMCN 4.0 vào quản lý và điều hành, nhằm hỗ trợ và tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý của Bộ.

Quỳnh Nga

Tin cùng chuyên mục

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

'Điểm danh' những mẫu xe không đạt mức an toàn 5 sao tại Mỹ

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 11.000 xe CR-V, CIVIC, CIVIC Type-R vì lỗi hệ thống lái

Mẫu xe Omoda đầu tiên sắp mở bán tại Việt Nam có gì đặc biệt

Vinhomes và Vinfast là thương hiệu – Sản phẩm quốc gia Việt Nam

Hãng ô tô Nhật Bản đang phân phối tại Việt Nam kinh doanh thế nào trên thế giới?

Triển lãm quốc tế thiết bị điện, dây và cáp điện Việt Nam 2024: Quy tụ các thương hiệu nổi tiếng

NEG An Giang chính thức ra mắt hai dòng xe mới nhất của BYD

Những kỳ lân ICT của Estonia tìm kiếm cơ hội hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nâng cấp dàn SUV 'điệp viên' với khiên chắn chống đạn mới

Vinfast sẽ bán 3.000 xe điện VF5 và 300 xe buýt điện để vận hành tại Mexico

VAMA, VIVA và VAMM khẳng định vị thế trong ngành công nghiệp ô tô và xe máy nội địa

Kịch tính ô tô vượt rừng, bốn bánh lơ lửng tại giải đua ô tô địa hình lớn nhất toàn quốc

Xử phạt 2 doanh nghiệp viễn thông sử dụng dữ liệu cá nhân không đúng mục đích

'Nghẹt thở' với những màn drift bốc lửa tại giải đua ô tô lớn nhất toàn quốc ở Hà Nội

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Trao Giải Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2024

Hàng chục ô tô bán tải, SUV 'hầm hố' góp mặt Lễ khai mạc giải đua Ô tô Địa hình Việt Nam

Vietnam Martech Day 2024: Hợp nhất công nghệ, hướng tới tương lai

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động