Thứ bảy 28/12/2024 01:19

Hưng Yên: Vì sao hàng trăm hộ dân không cho con đến trường?

Nhiều ngày qua, hàng trăm hộ dân tại xã Hòa Phong, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên không cho con đến trường để phản đối việc đầu tư dự án nhà máy xử lý rác.

Thống kê cho thấy, tính đến chiều ngày 9/9 có 254 em học sinh từ mầm non đến trung học cơ sở trên địa bàn xã nghỉ Hòa Phong học không lý do.Tình trạng học sinh nghỉ học diễn ra mấy ngày nay. Trước đó, từ ngày 5/9, đã có 407 học sinh nghỉ học không lý do.

Theo lãnh đạo Thị ủy Mỹ Hào cho biết qua nắm bắt thực tế tại nhiều hộ gia đình cho thấy, nhiều học sinh muốn được đi học nhưng bị phụ huynh ngăn cản với mục đích gây sức ép với chính quyền địa phương để dừng thực dự án Khu xử lý chất thải Hòa Phong.

Lớp 1E , Trường Tiểu học Hoà Phòng sáng ngày 6/9 chỉ có 4 học sinh đi học. Ảnh: Báo Hưng Yên

Lãnh đạo Thị ủy Mỹ Hào cũng thông tin, dự án Khu xử lý chất thải Hòa Phong được UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt chủ trương đầu tư ngày 23/1/2019. Đây là dự án nhằm giải quyết vấn đề rác thải bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại thay thế cho công nghệ đốt rác thủ công vốn đã lạc hậu. Để dự án được triển khai, còn bước rất quan trọng là đánh giá tác động môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện.

Tuy nhiên, người dân cho rằng Khu xử lý chất thải Hòa Phong nếu được xây dựng và đi vào hoạt động sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường sống, sản xuất và đời sống nên nhiều người dân thôn Hòa Đam (xã Hòa Phong) tập trung phản đối dự án và không cho con em nghỉ học.

Trước đó, bà Trần Thị Thanh Thuỷ, Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ Hưng Yên, Bí thư Thị ủy Mỹ Hào thông tin cho biết: Dùng các con làm công cụ gây sức ép với chính quyền là một cách ứng xử chưa chuẩn mực, khiến các con trở thành đối tượng chịu thiệt thòi. Bà Thủy cho biết thêm, dự án nhà máy xử lý rác thải đang trong giai đoạn chuẩn bị, chưa đầu tư và còn một bước rất quan trọng là đánh giá tác động môi trường. Đồng thời, lãnh đạo thị xã và tỉnh đã có tiếp xúc, giải đáp những vấn đề khúc mắc nhưng người dân vẫn chưa bức xúc, lo ngại về các vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và sản xuất.

Người dân tập trung trước cổng UBND xã để phản đối dự án

Được biết, trước tình trạng hàng trăm phụ huynh không cho con em đến trường để phản đối việc thực hiện dự án, Công an thị xã Mỹ Hào cho biết đang phối hợp với các ngành liên quan điều tra, làm rõ yếu tố tuyên truyền và việc có hay không các đối tượng tổ chức cho người dân cam kết không cho con em là học sinh các cấp trên địa bàn xã Hòa Phong, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên đến trường học tập, để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

“Mặc dù chính quyền địa phương và ngành giáo dục đã tổ chức vận động, tuyên truyền để người dân hiểu việc không cho trẻ đến trường là ảnh hưởng đến tình hình học tập của các cháu. Tuy nhiên, do nhận thức sai lệch nên họ vẫn cho con em nghỉ học để phản đối dự án Khu xử lý chất thải Hoà Phong, xã Hoà Phong. Công an thị xã Mỹ Hào hiện đang tập trung xác minh, làm rõ các đối tượng tổ chức việc ký cam kết không cho con em đi học để xử lý nghiêm theo quy định"- đại diện Công an Mỹ Hào cho biết.

Liên quan đến sự việc này, ngày 23/1/2019, UBND tỉnh Hưng Yên có quyết định chủ trương đầu tư cho Công ty cổ phần môi trường Hòa Phong (có địa chỉ tại thôn Hòa Đam, xã Hòa Phong) đầu tư dự án trên. Đến ngày 9/7/2019, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành Công văn số 155/CV-UBND về việc thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án. Dự án Khu xử lý chất thải Hòa Phong là nơi xử lý chất thải công nghiệp, không tái chế nhựa và xử lý rác thải sinh hoạt. Quy mô dự án xử lý lên tới 65.000 tấn rác thải công nghiệp/năm. Dự kiến mỗi năm sản xuất khoảng 16 triệu viên gạch rắn và 7.000 tấn nhôm, đồng thỏi.

Dự án có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ năm 2011, các thủ tục đầu tư đầy đủ hết, thực hiện niêm yết công khai thông tin. Chính quyền đã tổ chức tuyên truyền nhiều lần nhưng bộ phận người dân vẫn phản đối. Đồng thời, những ngày qua, chính quyền địa phương đã tuyên truyền, vận động người dân xã Hòa Phong hiểu quyền lợi của việc cho trẻ đến trường, số lượng học sinh nghỉ học trên địa bàn tuy đã giảm nhưng vẫn có hàng trăm em không được đến trường mỗi ngày.

Theo lãnh đạo Thị xã Mỹ Hào, người dân phản đối nhà máy thì phải đấu tranh theo quy định của luật. Còn việc dùng tương lai, tâm lý và quyền đi học của con trẻ ra gây sức ép với chính quyền là việc làm sai lầm, cần phải lên án và xử lý nếu có dấu hiệu vi phạm.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Hưng Yên

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Quản trị và Kinh doanh tổ chức khai giảng, trao bằng tốt nghiệp sau đại học

Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm 2024

Nói không với điện thoại, học sinh ở Gia Lai làm gì trong giờ ra chơi?

Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế: Định hướng nghề nghiệp theo hướng xanh, bền vững

Mới nhất, lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh cả nước

Đào tạo gắn với doanh nghiệp - “Một mũi tên, trúng hai đích”

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về giảm tỉ lệ xét tuyển sớm?

Nữ sinh Hà Nội trở thành tân Trạng nguyên tuổi 13 năm 2024

Tái hiện hoạt động thu hoạch, lưu trữ thóc, lúa qua giải đấu robot 'Mùa vàng'

Đà Nẵng: Hơn 6.000 người tham gia OPEN STEM DAY ‘trải nghiệm thế giới thông minh’

Hiệu quả công việc là 'thước đo' đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Khởi động cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024

Ứng dụng Blockchain và AI trong học tập giúp gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên

Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong khai giảng lớp Trung cấp Lý luận chính trị năm 2024

Đề xuất quy chế tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Đội Robotacon của Việt Nam đại thắng tại World Robot Olympiad 2024