Bạn đọc phản ánh: Mặc dù Sở Y tế Thanh Hóa vừa có văn bản gửi các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi sản phẩm mỹ phẩm kem chống nẻ dưỡng ẩm Hame soft 10g do sản phẩm không đáp ứng yêu cầu chất lượng về giới hạn vi sinh vật trong mỹ phẩm (chỉ tiêu tổng số vi sinh vật đếm được) theo quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT, ngày 25/1/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm và Hiệp định mỹ phẩm ASEAN.
Theo đó, thu hồi lô mỹ phẩm “Kem chống nẻ dưỡng ẩm Hame soft 10g” (số lô 011020, ngày sản xuất 27/10/2020, hạn sử dụng 27/10/2023); số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm: 7939/20/CBMP-HN. Sản phẩm của Công ty cổ phần dược VP - Pharm, do Công ty TNHH liên doanh dược mỹ phẩm Ivypharma sản xuất.
Tuy nhiên, chủ nhãn hàng là Công ty TNHH liên doanh dược mỹ phẩm Ivypharma vẫn không tuân thủ văn bản nêu trên, việc thu hồi gặp nhiều khó khăn, sản phẩm vẫn được bày bán tràn lan trên thị trường.
Cơ quan chức năng tỉnh An Giang thông tin: Kiểm tra kho hàng của một công ty phân bón, lực lượng chức năng tỉnh An Giang đã phát hiện, tạm giữ 80 bao nguyên liệu than bùn (40kg/bao), 22 bao nguyên liệu bột sắt (25kg/bao),… không hóa đơn, chứng từ.
Cụ thể, chiều tối ngày 19/4/2022, Tổ liên ngành chống buôn lậu An Giang phối hợp cùng Đội Quản lý thị trường số 2, thuộc Cục Quản lý thị trường An Giang và các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra Công ty TNHH TM-DV-SX Trang Điền, trên đường Nguyễn Văn Cừ, khóm 1, thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Kiểm tra thực tế tại kho hàng, tổ công tác phát hiện có 80 bao nguyên liệu than bùn (40kg/bao) không nhãn hiệu, 22 bao nguyên liệu bột sắt (25kg/bao), 9 bao nguyên liệu amino acid (20kg/bao), 158 bao phân thành phẩm nhãn mác nước ngoài (50kg/bao), 480 chai phân bón thành phẩm vi lượng Bò vàng 9999 và 2.300 bao bì nhãn mác nước ngoài.
Tại thời điểm kiểm tra, ông Nguyễn Phương Trí (sinh năm 1977) - Giám đốc công ty chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số bao bì nhãn mác nước ngoài; chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu đầu vào và không xuất trình được chứng nhận hợp quy, thông báo tiếp nhận hợp quy.
Theo đó, các cơ quan chức năng An giang cánh báo người dân khi mua các sản phẩm phân bón cần lụa chọn các địa chỉ uy tín, các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, báo ngay cho các coq uan chức năng địa phương nếu nghi ngơ sản phẩm có dấu hiệu giả mạo.
Bạn đọc phản ánh: Tháng 12/2021, Bộ LĐ-TB&XH ban hành Quyết định thành lập trường Cao đẳng Y dược Lê Hữu Trác. Theo đó, trường có trụ sở tại Xóm Vồ, xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi, Hòa Bình. Trong quá trình thẩm Tổng cục Dạy nghề cho trường “nợ” nhiều tiêu chí về cơ sở vật chất, nhân sự, chỉ dừng ở những cam kết của ban sáng lập thành lập trường.
Đơn cử trụ sở trường chỉ là diện tích trên hồ sơ, không có cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Địa điểm dạy và học tại TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình là địa chỉ đi thuê
Bạn đọc phản ánh: Công ty Cổ phần Xây dựng khai thác than Thái Nguyên có địa chỉ tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên thời gian qua vẫn tiếp tục khai thác, tận thu mỏ than đã bị dừng hoạt động tại xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ảnh hưởng đến môi trường, cuộc sống người dân và nguồn tài nguyên.
Theo phản ánh của người dân xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội cho biết, nhà văn hóa thôn Đống thuộc xã Cao Viên, được làm từ năm 2019, với chi phí lên đến hơn 3 tỷ đồng. Công trình này chỉ vừa mới được đưa vào sử dụng chưa lâu, thì nhiều hạng mục đã xuống cấp và hư hỏng. Đặc biệt, việc thẩm định hồ sơ và thẩm định công trình không đúng theo quy định của pháp luật, gây thất thoát, lãng phí.
Nhà văn hóa thôn Đống thuộc xã Cao Viên xuống cấp |
Thời điểm nhà văn hóa thôn Đống được xây dựng, ông Nguyễn Tiến Hải (khi đó là Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Oai), hiện là Bí thư Đảng ủy xã Cao Viên và ông Phan Đức Hạnh (đang là Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Oai) có liên quan đến dự án nhưng chưa làm rõ trách nhiệm và xử lý dứt điểm.