Thứ hai 25/11/2024 20:00

Hơn 1.100 công chức, viên chức tại Bình Dương bỏ việc, thôi việc

Tại Bình Dương hơn 1.100 công chức, viên chức bỏ việc, thôi việc, trong đó có 70 người đang giữ chức vụ lãnh đạo.

Trong khoảng thời gian từ tháng 1/2022 đến tháng 9/2023, có 1.125 công chức, viên chức tại tỉnh Bình Dương thôi việc, bỏ việc, trong đó có 70 người đang giữ chức vụ lãnh đạo.

Đoàn kiểm tra của Bộ Nội vụ làm việc với UBND tỉnh Bình Dương

Ngày 21/11, Đoàn kiểm tra của Bộ Nội vụ làm việc với UBND tỉnh Bình Dương và các ngành, địa phương của tỉnh về tình trạng công chức, viên chức bỏ việc, thôi việc; việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật công vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành công vụ.

Đoàn kiểm tra của Bộ Nội vụ sẽ làm việc với các sở, ngành như Sở Nội vụ, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương cùng các địa phương trong tỉnh. Thời gian làm việc đến ngày 25/11.

Báo cáo của Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương cho biết, từ tháng 1/2022 đến tháng 9/2023, toàn tỉnh có 1.125 công chức, viên chức thôi việc, bỏ việc (gồm 108 công chức, 1.017 viên chức), trong đó 70 trường hợp là lãnh đạo, quản lý.

Ngành Giáo dục có số viên chức thôi việc, bỏ việc cao nhất (675 người), tiếp đến là ngành Y tế (270 người).

Từ tháng 1/2022 đến tháng 9/2023, Bình Dương có 1.125 công chức, viên chức thôi việc, bỏ việc

Theo Sở Nội vụ, nguyên nhân thôi việc, bỏ việc của công chức, viên chức ở Bình Dương có nhiều lý do. Nhưng chủ yếu là do sắp xếp tổ chức tinh gọn bộ máy, tinh giảm biên chế.

Ngoài ra, chính sách tiền lương là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Bởi thu nhập chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản của bản thân và gia đình, chưa tạo được động lực thúc đẩy cán bộ, công chức, viên chức phấn đấu, gắn bó lâu dài với cơ quan Nhà nước.

Bên cạnh đó, Bình Dương là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, khối lượng công việc ngày càng cao, trong khi biên chế được giao thấp. Để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ, công chức phải làm việc ngoài giờ hành chính ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc và sức khỏe.

Hiện tại, số biên chế của tỉnh Bình Dương đang có mức thấp nhất so với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ, ít hơn Bình Phước khoảng 100 người, Tây Ninh 80 người. Trong khi đó dân số của Bình Dương cao gấp nhiều lần so với các địa phương khác (khoảng 2,7 triệu dân).

Ngoài ra, hệ thống văn bản còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán, cán bộ sợ sai khi thực thi nhiệm vụ nên chủ động xin nghỉ việc.

Trong khi đó, các cơ sở ngoài quốc doanh, ngoài nhà nước có chế độ đãi ngộ và mức lương hấp dẫn nên nhân lực cơ sở công chuyển công tác.

UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành nhiều chính sách thu hút, hỗ trợ và giữ chân nhân lực, song chưa đủ để hấp dẫn cán bộ công chức, viên chức.

Phó Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ Võ Thị Tuyết Thu

UBND tỉnh Bình Dương kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sớm triển khai chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức; kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu xây dựng và ban hành chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài vào cơ quan Nhà nước. Đặc biệt, kiến nghị Trung ương rà soát, cân đối lại biên chế giữa các địa phương, nhất là những địa phương có dân số cơ học tăng nhanh, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao như Bình Dương.

Phó Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ Võ Thị Tuyết Thu cho biết, Bình Dương và một số tỉnh, thành có nhiều cán bộ công chức, viên chức từ khu vực công chuyển sang tư, đây là vấn đề được dư luận quan tâm, tạo bất ổn trong quản lý khu vực công.

Vì vậy, Bộ Nội vụ có kế hoạch kiểm tra ở các địa phương để nắm tình hình thực tế, ghi nhận những đề xuất, kiến nghị phù hợp trong thời kỳ mới để trình Trung ương có chính sách phù hợp.

daibieunhandan.vn
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nội vụ

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?