Thứ sáu 08/11/2024 12:34

Hội thảo góp ý Dự thảo Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức

Hội thảo góp ý Dự thảo Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức giai đoạn 2021-2030 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) tổ chức

Dự thảo Chiến lược Quốc gia phát triển đội ngũ trí thức giai đoạn 2021-2030 do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng với mục tiêu nhằm đảm bảo về lượng và chất kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH.

Dự thảo Chiến lược đã đưa ra các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và nhiệm vụ giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, tận dụng những cơ hội và điều kiện thuận lợi sẵn có và chủ động đối mặt với những thách thức đặt ra đối với đội ngũ trí thức Việt Nam, hướng tới phát triển đội ngũ trí thức đảm bảo về số lượng và chất lượng kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội

Phát biểu khai mạc hội thảo, Tiến sĩ khoa học Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Vusta cho biết: Giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã giành được những thành tựu nhất định, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về kết quả tăng trưởng kinh tế, chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy vậy, Việt Nam vẫn tồn tại những điểm hạn chế, trong đó có tình trạng thiếu lao động trình độ cao cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là các chuyên gia đầu ngành. Đây là yếu tố then chốt có tính quyết định tới quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam.

Các nhà khoa học góp ý tại Hội thảo

Trước thực trạng phát triển của đội ngũ trí thức và yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan xây dựng Chiến lược quốc gia phát triển đội ngũ trí thức đến năm 2030. Hội thảo được tổ chức để lắng nghe ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học góp phần giúp cơ quan xây dựng chiến lược tiếp thu, sửa đổi và hoàn thiện dự thảo chiến lược.

Góp ý cho dự thảo chiến lược, TS Phạm Văn Tân, Nguyên Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Vusta kiến nghị, ban soạn thảo cần quan tâm nghiên cứu phương án phân loại trí thức theo 3 khu vực: trí thức trong khu vực Nhà nước, trí thức trong khu vực thị trường (trong doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp) và trí thức trong khu vực xã hội dân sự (các tổ chức xã hội, nghề nghiệp và ngoài xã hội).

Về chính sách đối với trí thức, theo TS Phạm Văn Tân đánh giá, nhìn chung các chính sách mới chỉ tập trung quan tâm nhiều tới đội ngũ trí thức trong khu vực Nhà nước. Trí thức trong khu vực doanh nghiệp, nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước và trí thức trong các tổ chức xã hội chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù lực lượng này chiếm tỷ lệ rất cao trong xã hội và là lực lượng chính tham gia vào quá trình đổi mới sáng tạo ở nước ta.

Về chính sách đầu tư tài chính, việc đầu tư tài chính cho khoa học và công nghệ còn thấp chưa đạt 0,5% tổng chi ngân sách Nhà nước và chưa đạt 0,7% GDP đã làm cho nền khoa học và công nghệ chưa thực sự trở thành động lực để phát triển kinh tế-xã hội. Vì vậy cần phải quan tâm đầu tư thỏa đáng cho khoa học và công nghệ để sớm tạo đột phá trong phát triển theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế của thời đại.

Tiến sĩ khoa học Nghiêm Vũ Khải, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên Phó chủ tịch Vusta cho rằng, có ba yếu tố chính để khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, đó là đãi ngộ về thu nhập, môi trường hoạt động sáng tạo và sự tôn vinh. Ở nước ta, cả ba yếu tố này đều còn rất nhiều bất cập. Người làm khoa học chủ yếu hưởng lương hành chính với mức thu nhập thấp. Điều kiện, môi trường và văn hóa làm khoa học chưa khuyến khích đổi mới sáng tạo. Do nhiều lý do, nhà khoa học chưa được tôn trọng, phai nhạt dần lòng đam mê nghiên cứu, mất dần sự tự tin và hoài bão cống hiến. Vì vậy, cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ trí thức.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: đội ngũ trí thức

Tin cùng chuyên mục

Công an TP. Hồ Chí Minh: Cảnh báo về tình trạng livestream xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác

Nhân sự 7/11: Công bố lý do đề nghị kỷ luật Đảng đối với hai cựu cán bộ tỉnh Kiên Giang

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 8/11/2024: Bão số 7 tăng tốc, biển động dữ dội

Bão Yinxing tăng tốc vào Biển Đông sáng nay 8/11 thành cơn bão số 7

Tin bão gần Biển Đông (Cơn bão Yinxing) mới nhất hôm nay 8/11/2024: Biển Đông dậy sóng giật cấp 17

Phát triển kinh tế đa dạng sinh học: Cần liên kết các nguồn lực tài chính

Phó Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Dự báo thời tiết ngày mai 8/11/2024: Bão Yinxing tăng cấp sát Biển Đông, biển động dữ dội

Báo Công Thương tổ chức khám sức khỏe cho cán bộ, viên chức, người lao động năm 2024

Cầu ở Hà Giang bất ngờ đổ sập trong lúc đang thi công

Cùng hướng đến những tác động tích cực và bền vững cho trẻ em

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia

TP. Hồ Chí Minh: Phụ huynh bức xúc vì phải thanh toán học phí qua app của bên thứ ba

Tìm được hai phi công lái máy bay Yak-130 nhờ Viettel tăng cường sóng hỗ trợ

Nhân sự 6/11: Bộ Công an điều động Giám đốc Công an tỉnh; Thứ trưởng Bộ Y tế nhận nhiệm vụ mới

Dự báo thời tiết mới nhất hôm nay 7/11/2024: Bắc Bộ ngày nắng; Trung Bộ mưa lớn giảm dần

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 7/11/2024: Hà Nội tăng nhiệt trở lại, ngày nắng; đêm vẫn lạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 7/11/2024: Biển động rất mạnh do ảnh hưởng Cơn bão Yinxing gần Biển Đông

Tin bão gần Biển Đông (Cơn bão Yinxing) mới nhất hôm nay 7/11/2024: Vùng gần tâm bão biển động dữ dội

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội