Thứ sáu 08/11/2024 23:27

Hội nghị triển khai Bộ tiêu chí văn hoá kinh doanh Việt Nam

Chiều ngày 26/5, tại TP. Hải Phòng đã diễn ra Hội nghị triển khai Bộ tiêu chí văn hoá kinh doanh Việt Nam khu vực Đồng bằng sông Hồng.

Để thực hiện khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc như Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra, chúng ta rất cần có một cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh, năng động, đoàn kết, hướng tới phát triển bền vững.

Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi các doanh nghiệp phát triển hài hòa dựa trên các trụ cột: kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, trong đó văn hóa chính là "yếu tố cốt lõi", là nền tảng dẫn dắt và điều chỉnh các trụ cột khác.

Sau 5 năm triển khai Cuộc vận động Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, Ban tổ chức Cuộc vận động xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam (Ban tổ chức 248) và Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam - Cơ quan thường trực của Ban tổ chức đã và đang góp phần lan tỏa thông điệp “văn hóa là hệ điều tiết phát triển kinh tế - xã hội”, góp phần khẳng định vai trò của văn hóa trong kinh tế, vai trò văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh.

Trong đó, năm 2021, Ban tổ chức 248 đã công bố Bộ Tiêu chí văn hoá kinh doanh Việt Nam. Ông Hồ Anh Tuấn - Chủ tịch Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam cho biết, Bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam là bộ chuẩn mực đầu tiên về văn hóa kinh doanh được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện, các bộ, ngành tham gia. “Quá trình xây dựng Bộ tiêu chí đã nhận được sự đóng góp trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm của các bộ, ngành, nhà khoa học, chuyên gia, các doanh nghiệp và báo chí truyền thông” - ông Tuấn nhấn mạnh.

Bộ tiêu chí văn hoá kinh doanh Việt Nam gồm 2 phần với 5 điều kiện bắt buộc, 16 tiêu chí cụ thể và 40 chỉ số đánh giá, đo lường, là căn cứ cho việc xét công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam” hàng năm.

Theo ông Hồ Anh Tuấn, một trong những nội dung trọng tâm cần thực hiện ngay trong năm 2022 của Ban tổ chức 248 và Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam là tổ chức hướng dẫn về triển khai Bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam đến cộng đồng doanh nghiệp trên toàn quốc.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - bà Trịnh Thị Thuỷ nhấn mạnh, văn hóa doanh nghiệp không chỉ là hình ảnh doanh nghiệp mà còn là hình ảnh quốc gia, với các hành vi ứng xử cụ thể. Đó là ứng xử với khách hàng, cộng đồng; là cách giao tiếp với đối tác trong và ngoài nước, trách nhiệm với xã hội, nhất là khi chúng ta tham gia vào các hiệp định đối tác song phương, đa phương thì vai trò của văn hóa doanh nghiệp càng được thể hiện sâu sắc, toàn diện.

Trải qua các giai đoạn phát triển của đất nước, cùng với nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa, môi trường văn hóa, nhiệm vụ xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngày càng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, kế thừa, bổ sung, phát triển và hoàn thiện trong các Nghị quyết trọng tâm về văn hóa.

Bộ tiêu chí văn hoá kinh doanh Việt Nam sẽ là cơ sở, tạo niềm tin cho cộng đồng trong sản xuất, kinh doanh

Nhằm cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã chọn ngày 10/11 hàng năm là Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. Tại lễ công bố và phát động Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam”, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp chính là xây dựng lợi thế cạnh tranh, lợi thế thương mại và bản sắc văn hóa Việt Nam trên sân chơi của nền kinh tế toàn cầu.

Do đó, đây là nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ kiến tạo, Chính phủ hành động, trong đó có cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Đó phải là một phần không thể tách rời trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia sáng tạo, khởi nghiệp; đồng thời xây dựng phát triển nền tảng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam gắn với những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc, coi phát triển văn hóa doanh nghiệp là yêu cầu cơ bản, cấp thiết, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp để phát triển bền vững.

Bà Trịnh Thị Thuỷ nhấn mạnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá cao Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam đã lựa chọn TP. Hải Phòng là nơi triển khai Bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam cùng các tỉnh, thành vùng Đồng bằng Sông Hồng - vùng đất giàu truyền thống lịch sử văn hóa, gắn với nền văn minh dựng nước, lịch sử đấu tranh giữ nước hào hùng của dân tộc, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn, với sự hội tụ lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân đông đảo, tham gia nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng đầu - một trong 4 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.

Với vai trò quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch, bà Trịnh Thị Thuỷ cho rằng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch luôn tích cực, trách nhiệm phối hợp với Hiệp hội, các bộ, ngành liên quan tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành các chủ trương, cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững theo đúng quy định của pháp luật.

Tin tưởng rằng, việc triển khai Bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam sẽ là cơ sở, tạo niềm tin vững chắc với cộng đồng doanh nghiệp trong lao động sản xuất, kinh doanh; khích lệ tính sáng tạo với những mô hình hay, cách làm mới để doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có bước phát triển trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra”- bà Trịnh Thị Thuỷ cho hay.

Với vị trí địa lý, chính quyền kiến tạo, năng động, phát triển, môi trường tự nhiên và xã hội thông thoáng minh bạch trong đầu tư kinh doanh, ổn định về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, người dân thông minh, cần cù, sáng tạo… TP. Hải Phòng luôn là nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư lựa chọn hàng đầu trong hoạt động kinh doanh và đầu tư.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng - ông Lê Khắc Nam cũng đã đánh giá cao việc tổ chức Hội nghị triển khai các nội dung quan trọng của Bộ tiêu chí văn hoá kinh doanh Việt Nam tại địa phương. Đồng thời cho rằng, Bộ Tiêu chí văn hoá kinh doanh Việt Nam cùng với Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” sẽ góp phần tích cực vào quá trình phục hồi và phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước, nhất là sau đại dịch Covid-19.

Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Vì sao Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn 5 tỷ USD dừng vận hành thương mại?

Khai mạc triển lãm quốc tế về sản phẩm chăm sóc sức khỏe và phong cách sống năm 2024

Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin

Diễn đàn doanh nhân nữ Việt Nam: Tăng cơ hội cho phụ nữ trong kỷ nguyên 'chuyển đổi kép'

Airport Dimensions và SASCO hợp tác nâng tầm trải nghiệm hàng không Việt Nam

OCB được vinh danh Thương hiệu quốc gia lần thứ 3 liên tiếp

Chubb Life Việt Nam mở rộng văn phòng đối tác Infinity tại Cần Thơ và Hưng Yên

Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm” tại MMA Awards 2024

Vinalink Group: Hành trình lan tỏa yêu thương và thực hiện trách nhiệm cộng đồng

PV GAS được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 26,5% trong tháng 10

Cuộc thi Nhập vai 2024: Khi cảm xúc là 'điểm tựa' chạm đến trái tim khách hàng

Supe Lâm Thao là một trong những nhân tố giúp ngành chè Việt Nam phát triển bền vững

Doanh nghiệp bất động sản sắp xếp nguồn lực, sẵn sàng cho giai đoạn tăng trưởng mới

Coteccons được vinh danh 'Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024'

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và GEAPP hợp tác chuyển dịch năng lượng xanh

Tôn Đông Á - 26 năm hành trình 'cùng xây cuộc sống xanh'

Tập đoàn Phenikaa lần thứ 4 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Bưu điện Việt Nam được vinh danh Thương hiệu Quốc gia lần thứ 2

ROX iPark được vinh danh là doanh nghiệp tăng trưởng xanh