Thứ hai 25/11/2024 09:26

Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ 5 đã thống nhất được 3 nội dung lớn

Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ V có chủ đề “Hài hoà phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững".

Việc Bộ Tài nguyên và Môi trường lựa chọn chủ đề của hội nghị năm nay là "Hài hoà phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững" như một lời kêu gọi mạnh mẽ về sự tập hợp, đoàn kết nhằm bảo vệ môi trường, ngăn chặn sự suy thoái của đa dạng sinh học vì cuộc sống hài hòa với thiên nhiên và cho một tương lai bền vững hơn.

Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ 5 có hơn 800 đại biểu tham dự và đã thống nhất được 3 vấn đề lớn

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà: "Chuyển đổi xanh dựa nền tảng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp, kinh tế số là con đường để chúng ta đưa đất nước phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống cho nhân dân".

Vì vậy, hội nghị đã thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, ban ngành và đã thống nhất được 3 vấn đề lớn: Thứ nhất, trong giai đoạn 2016-2022, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song công tác bảo vệ môi trường nước ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực vào thành tựu chung về phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đưa nước ta hướng đến sự phát triển xanh và bền vững.

Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đã được hoàn thiện đồng bộ, trong đó Luật Bảo vệ môi trường 2020 với nhiều chính sách, giải pháp đột phá, đánh dấu giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ trong công tác bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu cao nhất cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân.

Hình thành một phương thức và tư duy quản lý mới đối với các vấn đề môi trường, qua đó đã chuyển từ bị động sang chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Áp lực từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội lên môi trường được kiểm soát tốt hơn; nhiều cơ sở, nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường được hạn chế, giảm thiểu. Chất lượng môi trường sống tiếp tục được cải thiện. Các mô hình, công nghệ hiện đại được triển khai trong tái chế, xử lý chất thải. Xuất hiện nhiều mô hình đô thị, nông thôn, khu công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất sinh thái, thân thiện với môi trường.

Hoạt động quan trắc, cảnh báo, dự báo về chất lượng môi trường được nâng cao, cung cấp thông tin về môi trường phục vụ tốt cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ sức khỏe cộng đồng...

Thứ hai, bên cạnh những thành công đạt được, hội nghị nhận thấy, công tác bảo vệ môi trường vẫn còn những tồn tại, hạn chế, xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Chất lượng môi trường tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chậm; môi trường ở một số nơi tiếp tục bị ô nhiễm, đặc biệt tại các lưu vực sông, làng nghề; một số sự cố môi trường vẫn xảy ra; việc khai thác tài nguyên không hợp lý, thiếu tính bền vững tiếp tục làm thất thoát tài nguyên, tác động xấu lên môi trường; tình trạng phá rừng, săn bắt, mua bán trái phép động, thực vật hoang dã, sinh vật ngoại lai xâm lấn đang diễn biến phức tạp.

Thứ ba, giai đoạn 2022 – 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định việc hoàn thành mục tiêu xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2025. Tuy nhiên, môi trường nước ta cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn do tác động của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến khả năng đầu tư và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cam kết quốc tế về môi trường đòi hỏi Việt Nam phải có những hành động mạnh mẽ hơn để đảm bảo đạt được các yêu cầu, cam kết và nghĩa vụ đã ký kết, thỏa thuận; trong đó có cam kết theo các FTA thế hệ mới, Chương trình nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững, Thỏa thuận Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu, cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 tại Hội nghị COP 26; cam kết về Thiên nhiên tại Hội nghị thượng đỉnh về Đa dạng sinh học...

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tác động mạnh đến kinh tế - xã hội, sản xuất; thay đổi nền tảng quản lý môi trường dựa trên công nghệ internet vạn vật. Công nghệ mới tiết kiệm năng lượng, vật liệu mới thân thiện với môi trường, việc áp dụng các công nghệ tốt nhất hiện có… sẽ thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch từ mô hình kinh tế tuyến tính phát thải lớn sang các mô hình kinh tế các bon thấp, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn đang trở thành một trong xu thế chủ đạo trong thập niên 2020-2030.

Kiểm tra xả thải tại Khu công nghiệp Đình Vũ

Nhận diện được những cơ hội và thách thức, nhiệm vụ của công tác bảo vệ môi trường đặt ra trong giai đoạn này, bao gồm: Tổ chức triển khai có hiệu quả Luật Bảo vệ môi trương năm 2020, nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của địa phương, người dân, doanh nghiệp để có hướng dẫn kịp thời.

Đề xuất sửa đổi một cách căn bản, toàn diện Luật Đa dạng sinh học năm 2008 cũng như điều chỉnh một số đạo luật khác có liên quan nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Sớm trình Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ môi trường thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021-2030. Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về môi trường hướng tới mục tiêu tiệm cận với các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo người dân được sống trong môi trường tốt nhất.

Bên cạnh đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội cần coi bảo vệ môi trường là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên. Kết quả hoạt động bảo vệ môi trường phải được coi là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của mọi tổ chức trong hệ thống chính trị. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy và nhận thức về lối sống bền vững hài hòa với thiên nhiên; xây dựng đạo đức, văn hóa, văn minh sinh thái trong ứng xử với tự nhiên; xây dựng bộ tiêu chí văn hóa, lối sống xanh trong toàn xã hội.

Đồng thời, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao; có các biện pháp gắn kết giữa quản lý nhà nước với công tác nghiên cứu và đào tạo để phát triển tốt nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; tiếp tục tạo hành lang pháp lý và các điều kiện cần thiết để đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường...

Thêm vào đó, chủ động phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn các tác động xấu lên môi trường, các sự cố môi trường; tổ chức thực hiện các quy định về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường nhằm dự phòng rủi ro đối với các loại hình sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường…

Coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. Hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường quốc gia nhằm theo dõi, đánh giá toàn diện, chính xác diễn biến chất lượng môi trường, phục vụ hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi trường…

Tập trung giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường tại các lưu vực sông chính, các khu, cụm công nghiệp, làng nghề; thúc đẩy phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tái chế, xử lý chất thải rắn, giảm dần việc chôn lấp trực tiếp chất thải; khắc phục, cải thiện tình trạng ô nhiễm, suy thoái tài nguyên đất.

Kiểm soát tác động tiêu cực của các dự án, hoạt động kinh tế tới thiên nhiên, đa dạng sinh học. Thực hiện các hoạt động triển khai Đề án Trồng 1 tỷ cây xanh cho Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025…

Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu chung trong khuôn khổ các thỏa thuận song phương, đa phương về môi trường. Thu hút nguồn kinh phí từ nước ngoài thông qua các dự án hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực môi trường tại Việt Nam. Chuyển đổi công nghệ, áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất (BAT), công nghệ cao trong các ngành, lĩnh vực. Ứng dụng có hiệu quả các thành tựu của khoa học công nghệ, Cách mạng công nghiệp 4.0.

Hội nghị Môi trường toàn quốc được tổ chức 5 năm một lần (lần này tổ chức sau gần 2 năm gián đoạn do đại dịch Covid-19), với mục tiêu đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường, cùng nhau thảo luận thống nhất các nhiệm vụ, giải pháp cho những năm tiếp theo.
Thanh Tâm - Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: bảo vệ môi trường

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/11/2024: Có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 23/11/2024: Bắc Bộ nhiệt độ hạ thấp, Nam Bộ ngày nắng

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Biển Đông có gió Đông Bắc hoạt động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/11/2024: Miền Trung có mưa lớn

Vì sao đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng?

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Có mưa rào và dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 21/11/2024: Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi cục bộ có mưa to

Dự báo thời tiết biển hôm nay 20/11/2024: Áp thấp nhiệt đới ở Bắc Biển Đông

Cập nhật tin thời tiết hôm nay: Bão số 9 suy yếu thành vùng áp thấp trên biển Đông

Dự báo thời tiết hôm nay 20/11/2024: Miền Bắc giảm nhiệt, trời rét vào đêm và sáng sớm

Ban hành kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

Dự báo thời tiết hôm nay: Rét đậm, rét hại kéo dài ở Bắc Bộ

Cập nhật tin bão trên biển Đông – Cơn bão số 9

Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/11/2024: Bắc Biển Đông có mưa bão

Dự báo thời tiết hôm nay 19/11/2024: Trung Bộ mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/11/2024: Bắc Biển Đông có mưa bão

Tin bão số 9 - siêu bão Man-yi trên Biển Đông

Dự báo thời tiết hôm nay 18/11/2024: Miền Bắc đêm và sáng sớm trời rét

Bão Manyi sắp vào Biển Đông, Bộ NN&PTNT chỉ đạo ứng phó