Hội nghị đánh giá công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo lần thứ nhất
Hội nghị có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân, đại diện một số Cục, vụ, viện của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại diện lãnh đạo của 28 Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển, cùng các chuyên gia, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế...
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Lê Minh Ngân nhấn mạnh: Đây có thể được coi là Hội nghị lần thứ nhất của Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) giao ban với các địa phương có biển.
Thứ trưởng Lê Minh Ngân phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Ảnh: Thu Hường |
“Sự kiện là dịp để Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với các địa phương có biển trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện công tác quả lý tài nguyên, /chu-de/thue-bao-ve-moi-truong.topicbiển và hải đảo cũng như thảo luận cơ chế phối hợp giữa Cục Biển và Hải đảo Việt Nam với các Sở Tài nguyên và Môi trường của 28 địa phương có biển nhằm phát huy hiệu lực, hiệu quả về quản lý khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo”- Thứ trưởng Lê Minh Ngân nhấn mạnh.
Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đánh giá cao những kết quả đạt được và sự nỗ lực, cố gắng của 28 tỉnh, thành phố có biển trong thời gian qua. Sự phối hợp và tham gia tích cực của các cơ quan trung ương và các địa phương tại hội nghị sẽ góp phần xây dựng và triển khai hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, hải đảo, qua đó tăng cường phát triển bền vững, bảo vệ sinh kế của người dân.
Thứ trưởng Lê Minh Ngân nhấn mạnh, trước các lợi thế, tiềm năng về tài nguyên, vị trí địa lý của biển, đảo, thực trạng nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên, không gian biển và các vấn đề quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, cần thiết phải có sự chung tay quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Hội nghị đã tập trung thảo luận giải pháp triển khai hiệu quả các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên biển đảo; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính; quản lý rác thải nhựa đại dương; nâng cao số lượng carbon thông qua bảo tồn, quản lý bền vững tài nguyên, hệ sinh thái biển và hải đảo,
Hội nghị cũng đặt ra vấn đề yêu cầu các địa phương cần giải quyết liên quan đến các chồng lấn để bố trí, sắp xếp khoanh vùng định hướng phát triển các vùng dựa trên lợi thế với điều kiện tự nhiên địa phương, hài hoà giữa bảo tồn và phát triển; tận dụng tối đa lợi thế để phát triển các ngành du lịch và dịch vụ biển để địa phương trở thành điểm đến hấp dẫn của cả nước; quan tâm, thúc đẩy đầu tư khai thác năng lượng tái tạo và các dạng năng lượng khác; nghiên cứu triển khai thực hiện Quy hoạch không gian biển; rà soát, bổ sung Quy hoạch tỉnh; đưa nội dung vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án để phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh có biển, phát triển kinh tế biển. Trong đó, cần xác định các nhiệm vụ ưu tiên, đột phá, phù hợp với tiềm năng, nguồn lực của tỉnh; chú trọng xây dựng hạ tầng kết nối đất liền ra biển, kết nối vùng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị chính quyền các địa phương cần tăng cường kiểm soát việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, rác thải nhựa ven biển và trên các đảo; kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng trên biển, vùng biển ven bờ; đặc biệt là hoạt động nhận chìm, xả nước thải vào môi trường biển… giám sát chặt các khu đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở nuôi trồng, chế biến thủy sản, hoạt động thương mại, dịch vụ dọc theo bờ biển, trên các đảo.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Thu Hường |
Mặt khác, đầu tư, xây dựng hệ thống quan trắc, đánh giá phạm vi, mức độ tác động của các nguồn gây ô nhiễm biển từ đất liền, nhất là từ các lưu vực sông. Tăng cường kiểm tra, xử lý đối với các đối tượng vi phạm về khai thác tài nguyên, môi trường biển.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về ý thức khai thác bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; biến nhận thức thành ý thức tự giác và hành động cụ thể, thiết thực ở mỗi cấp, mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp và từng cá nhân; các ngành, địa phương cần coi trọng phát hiện, biểu dương và khen thưởng, vinh danh kịp thời các tổ chức, cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
Đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; trong đó đánh giá việc thực hiện Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Chiến lược phát triển kinh tế biển; Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo,… Trên cơ sở đó, đề xuất những chính sách, pháp luật để nâng cao hiệu quả, hoàn thiện công tác quản lý nhà nước của lĩnh vực này trong thời gian tới;
Tại hội nghị, các đại biểu cũng chia sẻ kinh nghiệm hay, cách làm tốt trong công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo tại Cục Biển và Hải đảo Việt Nam cũng như tại các địa phương điển hình; trao đổi, thảo luận về cơ chế phối hợp giữa Cục Biển và Hải đảo Việt Nam với các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố có biển nhằm phát huy hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.