Thứ sáu 09/05/2025 22:18

Hội nghị cấp cao ASEAN: Tìm kiếm đột phá trong các cuộc đàm phán RCEP

Ngày 03/11, các nhà lãnh đạo ASEAN đã bước vào ngày họp thứ hai tại Thái Lan với hy vọng sẽ có một bước đột phá trong các cuộc đàm phán RCEP để giúp loại bỏ các điểm yếu đã kìm hãm nền kinh tế toàn cầu kể từ khi cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu. 

Từ 7 năm nay, các nhà đàm phán đã thảo luận về một hiệp định thương mại tự do rộng lớn kéo dài từ Ấn Độ đến New Zealand.

Cuộc chiến thương mại của Washington với Bắc Kinh đã đè nặng lên các thị trường mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã từng cảnh báo, cuộc chiến này có thể cắt giảm tăng trưởng toàn cầu xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến một số quốc gia ASEAN lo ngại vì sợ nền kinh tế của họ có thể rơi vào tầm ngắm thuế quan. Trump đã nhiều lần cảnh báo về sự can thiệp sâu hơn để bảo vệ các doanh nghiệp Mỹ và một số quốc gia châu Á đang chờ đợi để biết liệu Washington sẽ đưa họ vào danh sách theo dõi các nhà thao túng tiền tệ hay không.

Các nhà lãnh đạo tại phiên khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đưa ra ý kiến, khối khu vực có thể chống lại bất kỳ biện pháp thương mại trừng phạt nào. Trước đó, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha lặp lại chủ đề hợp tác khu vực về RCEP, hy vọng sẽ có một báo cáo rất tích cực về RCEP vào ngày 04/11 - khi hội nghị cấp cao của năm 2019 khép lại. Nhưng việc ký kết hiệp định sẽ chỉ diễn ra trong vòng năm tới với cuộc họp vào tháng 2 để dàn xếp các vấn đề còn lại liên quan đến mở cửa thị trường. Ấn Độ đang gây trở ngại lớn nhất cho RCEP hiện tại. New Delhi lo ngại mở các ngành công nghiệp chính như kim loại, dệt may và sữa để nhập khẩu Trung Quốc rẻ hơn. Sự không khoan nhượng của Ấn Độ đã khiến thỏa thuận RCEP bị nghi ngờ. Trung Quốc ủng hộ RCEP như một cách để khẳng định sự ưu thế thương mại ở châu Á sau khi Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2017.

Hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra trong bối cảnh sự thúc đẩy của Washington và Bắc Kinh về một thỏa thuận giai đoạn 1, nhằm dẹp bỏ một số thuế quan áp dụng đối với hàng hóa trị giá hàng tỷ đô la đã làm náo loạn cả hai nền kinh tế cũng như ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế toàn cầu.

Việt Dũng

Tin cùng chuyên mục

Liên Hợp Quốc cùng nhiều quốc gia chúc mừng tân Giáo hoàng

Hôm nay, Nga duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít

Chiến sự Nga - Ukraine tối 8/5: Thiết giáp Ukraine bị thiêu rụi ở Toretsk

Thông tin về tàu ngầm 'điệp viên' của Israel

Lộ diện loạt vũ khí mới trong Lễ duyệt binh tại Nga

Người Việt tại Nga cảm nghĩ về Bộ đội Cụ Hồ tại Quảng trường Đỏ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 7/5: UAV Nga trút 'bão lửa' vào Ukraine

Nga nâng cấp xe tăng T-90M và trình làng UAV tự sát thế hệ mới

Thông tin mới về Ấn Độ tấn công tên lửa vào Pakistan

Tin thuế quan ngày 7/5: Hoa Kỳ thúc đẩy bước đi chiến lược, đẩy mạnh sản xuất thuốc trong nước

Chiến sự Nga-Ukraine tối 6/5: Ukraine bất ngờ tấn công Kursk, Nga tung đòn đáp trả

Saudi Arabia chi khủng mua tên lửa không đối không AIM-120C-8

Chiến sự Nga-Ukraine tối 5/5: Nga siết vòng vây Kotliarivka

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 5/5: Nga 'dội mưa bom' vào Konstantinovka

Chiến sự Nga-Ukraine tối 4/5: Nga tạo 'lá chắn điện' ở Crimea

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/5: Ukraine 'nghẹt thở' ở Minograd

Chiến sự Nga-Ukraine tối 3/5: Nga siết vây lính Ukraine ở Donetsk

Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/5: Nga dội bão UAV xuống Zaporizhia

Chiến sự Nga-Ukraine tối 2/5: Nga truy quét lính Ukraine ở Kursk