DN ngành điều kì vọng nâng mức tiêu thụ các sản phẩm từ điều trong nước lên 10% vào năm 2015.
CôngThương - Dự kiến từ nay đến cuối năm, kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt thêm khoảng 600 ngàn USD nữa, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu ngành điều cả năm lên mức 1,8 tỷ USD.
Ông Giang cho rằng trong thời gian từ 2011-2015, ngành điều sẽ cần khoảng 4.500 tỷ đồngRiêng để phát triển vùng nguyên liệu, hiện đại hóa công nghệ và đầu tư nghiên cứu những sản phẩm mới. Những năm sau, từ 2016 đến 2020 sẽ cần thêm khoảng 6.500 tỷ đồng nữa. Nguồn vốn này được huy động từ ngân hàng trong và ngoài nước, vốn phát hành cổ phiếu, trái phiếu DN và vốn vay ưu đãi của Nhà nước.
Nhằm khuyến khích phát triển các dự án nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng của hạt điều, tạo ra cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ hạt điều, mới đây Hội đồng điều Thế giới (GCC) đã quyết định tài trợ nguồn kinh phí 1 triệu USD cho các DN, tổ chức thuộc Hiệp hội điều thế giới để tập trung vào các dự án nghiên cứu này, trong đó, bao gồm cả các DN thuộc Vinacas.
Theo Vinacas, đây là cơ hội tốt để các DN hoạt động sản xuất kinh doanh ngành điều và các tổ chức nghiên cứu dinh dưỡng tại Việt Nam tận dụng để đưa ra các dự án nghiên cứu, đẩy mạnh tiêu thụ hạt điều và sản phẩm từ hạt điều tại thị trường nội địa. Nguyên nhân là do tỷ lệ tiêu thụ hạt điều trong nước chỉ chiếm 1-2% sản lượng điều hàng năm, trong khi đó tỷ lệ này ở Ấn Độ là 45%. Do đó, nếu có được một phần số tiền tài trợ nói trên, các DN trong nước sẽ có thêm cơ hội để quảng bá giá trị hạt điều nhằm thay đổi nhận thức người tiêu dùng. Đồng thời giúp DN ngành điều quan tâm hơn đến thị trường nội địa, nâng mức tiêu thụ các sản phẩm từ điều tại thị trường trong nước sẽ đạt khoảng trên 10% vào năm 2015.