Thứ hai 12/05/2025 13:42

Hoàn tất phát hành riêng lẻ, VPBank và SMBC chính thức về một nhà

VPBank thông báo vừa hoàn tất giao dịch phát hành riêng lẻ 15% cổ phần cho SMBC, đưa ngân hàng lớn thứ hai Nhật Bản trở thành cổ đông chiến lược.

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) hôm nay thông báo đã hoàn tất giao dịch phát hành riêng lẻ 15% cổ phần cho Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), chính thức đưa ngân hàng lớn thứ 2 Nhật Bản trở thành cổ đông chiến lược đồng hành cùng VPBank trong chặng đường phát triển sắp tới.

VPBank đạt được thỏa thuận phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược SMBC vào cuối tháng 3 vừa qua. Theo đó, ngân hàng chào bán hơn 1,19 tỷ cổ phiếu cho SMBC – ngân hàng trực thuộc tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui Financial Group, Inc. (SMFG), Nhật Bản. Tổng giá trị của đợt phát hành đạt hơn 35,9 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 1,5 tỷ USD). Toàn bộ số cổ phiếu phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 5 năm tới.

Đại diện lãnh đạo hai ngân hàng trao đổi văn kiện chứng nhận hoàn tất thương vụ phát hành cổ phiếu riêng lẻ.

10% giá trị đợt chào bán đã được SMBC đặt cọc ngay trước thềm Đại hội cổ đông thường niên của ngân hàng tổ chức hồi tháng 4/2023. Khoảng 90% giá trị còn lại của giao dịch sẽ được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu của ngân hàng ngay sau khi giao dịch hoàn tất.

Thỏa thuận chào bán cho SMBC nằm trong kế hoạch tăng vốn được VPBank triển khai từ năm 2022 nhằm củng cố năng lực tài chính dài hạn và giúp ngân hàng đạt được các mục tiêu tăng trưởng trong chiến lược phát triển 5 năm lần thứ 3 (2022-2026). Nhờ đó, tổng vốn chủ sở hữu của VPBank sẽ được nâng từ 103,5 nghìn tỷ đồng lên xấp xỉ 140 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng, theo tính toán của tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s, sẽ tăng lên gần 19% – dẫn đầu trong các ngân hàng tại Việt Nam được tổ chức này đánh giá.

Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank phát biểu tại sự kiện. Nguồn: VPB

Nền tảng vốn lớn sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh tài chính cho VPBank trong nỗ lực đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng ở các phân khúc chiến lược như khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Đồng thời, VPBank sẽ có đủ năng lực tài chính để phục vụ những khách hàng doanh nghiệp có quy mô lớn. Bên cạnh đó, SMBC được kỳ vọng sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng của VPBank bằng cách chia sẻ những bí quyết, kinh nghiệm mà tập đoàn này đã tích lũy được trong nhiều năm qua ở nhiều thị trường châu Á.

Đối với SMBC, thông qua một ngân hàng bản địa như VPBank, tập đoàn này cũng có thể gia tăng sự hiện diện và mở ra cơ hội cung cấp vốn cho các dự án đầu tư lớn tại Việt Nam, đặc biệt ở những lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án kinh doanh tăng trưởng xanh, thân thiện môi trường, phát triển bền vững mà tập đoàn đang có sự quan tâm.

Sao Mai
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp tài chính đột phá cho người mua nhà: Vay 1 tỷ trả gốc 1 triệu đồng/tháng

VIB giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo

PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

Niềm tin là 'đồng tiền' mạnh nhất của ngân hàng Việt

Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Agribank trao tặng 37 căn 'nhà hy vọng' tại Hà Tĩnh

BAOVIET Bank cho vay cá nhân lãi suất chỉ từ 3%

KienlongBank ghi nhận kết quả quý I/2025 ấn tượng

Chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước, Vietcombank hoàn 50% vé Metro tới 450.000 VND

Cổ đông VPBank thông qua kế hoạch lợi nhuận tỷ đô

Việt Nam trước ‘ngã rẽ’ tài sản số, tín chỉ carbon

Kết quả kinh doanh OCB quý I/2025 giữ đà tăng trưởng tốt

Lãi suất huy động tăng trở lại, kỳ hạn ngắn sát “trần”

Con đường tiền tệ huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ