Thứ bảy 28/12/2024 15:53

Hoàn chỉnh chuỗi cung ứng lạnh để nâng giá trị sản phẩm

Tại Hội nghị cung ứng lạnh toàn cầu 2018 do Carrier tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh ngày 7/3, nhiều chuyên gia trong ngành đã nhấn mạnh để bảo đảm chất lượng sản phẩm nhất là thực phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng cần hoàn thiện chuỗi cung ứng lạnh, từ xử lý làm mát tạm thời sau thu hoạch, lưu trữ trong kho lạnh, vận chuyển và trưng bày tại cửa hàng.

Chuỗi cung ứng mát – lạnh sẽ giúp bảo quản thực phẩm, hạn chế thất thoát và gia tăng giá trị

Theo đánh giá của các chuyên gia, đặc điểm của thực phẩm Việt Nam rất ngon, phong phú và rất tươi, ít qua chế biến. Tuy nhiên, chuỗi thực phẩm Việt Nam lại đang có nguy cơ bị thất thoát cao so với các quốc gia trong khu vực do hiện tượng "gãy, đứt đoạn" trong cung ứng lạnh - mát.

Chứng minh thực tế cho thấy khi thực hiện khảo sát với 150 nông dân ở những vùng địa lý khác nhau, tỉ lệ thất thoát của thực phẩm Việt Nam khá cao và có sự khác nhau giữa các nhóm hàng. Trong đó, mặt hàng rau quả có tỉ lệ thất thoát đến 32%, cao hơn mức trung bình của châu Á là 29%, ở nhóm thịt là 14%, thủy hải sản là 12%, chủ yếu thất thoát ở khâu sản xuất và vận chuyển hàng hóa. Mức thất thoát thực phẩm khá cao này khiến một lượng thực phẩm lớn, ước tính gần 50% không bao giờ đến được người tiêu dùng, và lượng này lại gây ra sự ô nhiễm.

Ông David Appel, Chủ tịch Carrier Transicold & Refrigeration Systems cho biết cơ hội để cắt giảm lãng phí thực phẩm và cải thiện việc phân phối thực phẩm hiệu quả hơn sẽ được thực hiện thông qua ứng dụng công nghệ bảo quản lạnh- mát trên chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng thành công và hiệu quả nhất, chúng ta rất cần phải hiểu nhu cầu thực tế tại từng địa phương, thị trường.

Theo nhận định của các DN phân phối lớn, thị trường logistics cung ứng lạnh-mát tại Việt Nam chủ yếu là các nhà cung cấp dịch vụ vừa- nhỏ phục vụ rời rạc cho một số điểm hay khu vực và chưa thể cung cấp trọn gói cho toàn chuỗi thực phẩm. Hiện tượng “đứt đoạn” trong cung ứng lạnh- mát tại Việt Nam là khá phổ biến trong ngành bán lẻ, thực phẩm, đặc biệt là trên kênh thương mại truyền thống chiếm 86% giá trị đóng góp cho bán lẻ tại Việt Nam như chợ, cửa hàng tạp hóa, chuỗi quán ăn, nhà hàng, hệ thống phân phối.

Trong khi đó, cơ sở hạ tầng cho chuỗi nông sản thực phẩm còn yếu, vùng sản xuất thiếu kho lạnh, khâu vận chuyển cũng thiếu các thiết bị bảo quản lạnh. Bên cạnh đó, các DN xuất khẩu thường phải tự đầu tư kho lạnh rất tốn kém trong khi sản phẩm hàng hóa chỉ theo mùa vụ. Tình trạng này cho thấy, đang thiếu các nhà cung cấp kho lạnh chuyên nghiệp cho các DN sản xuất.

TS. Đào Thế Anh, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, cho biết- trong chuỗi cung ứng lạnh của Việt Nam, mặt hàng thủy sản do chủ yếu được xuất khẩu, nên khâu lạnh được hiện đại hóa. Trong khi đó, nhiều mặt hàng nông sản khác chủ yếu là xuất khẩu thô, thì khâu bảo quản lạnh còn kém, dẫn đến thất thoát sau thu hoạch tương đối lớn. Vì thế đầu tư bảo quản lạnh là điều kiện bắt buộc trong quá trình hội nhập toàn cầu nhằm tăng giá trị cho sản phẩm, giúp sản phẩm giữ được độ tươi ngon lâu hơn, giữ được giá trị. Do đó, các bộ, ngành liên quan cần quy hoạch phân bố hậu cần kho lạnh nằm ở vùng nào cho phù hợp với từng sản phẩm ngành hàng.

Từ phía DN cũng nhìn nhận để bảo đảm chất lượng sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng cần có sự chung tay của cả chuỗi cung ứng lạnh, từ xử lý làm mát tạm thời sau thu hoạch, đến lưu trữ trong kho lạnh, rồi vận chuyển và trưng bày tại cửa hàng.

Ông Julien Brun, Quản lý đối tác của công tư vấn CEL cho biết- chống thất thoát, lãng phí thực phẩm có nhiều cách, trong đó có bảo quản hàng hóa. Các DN cần xem chuỗi cung ứng lạnh để giữ nguyên giá trị sản phẩm đặc biệt là sản phẩm tươi sống, nó không phải là chi phí tăng thêm để tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Sản lượng toàn cầu của Toyota giảm trong 10 tháng liên tiếp

Thương mại hóa 5G, ứng dụng vào ngành công nghiệp thông minh

10 sự kiện công nghệ thông tin và truyền thông tiêu biểu nhất năm 2024

Thiết lập hành lang pháp lý, tạo đột phá phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Chương trình bình chọn Xe của năm 2025 chính thức 'mở cổng'

Giám sát chương trình triệu hồi gần 4.150 xe Ford Explorer lỗi ốp trụ

Hơn 200 trường học trên cả nước áp dụng hệ thống lớp học thông minh Nexta

Honda Việt Nam triệu hồi 31 ‘xế phượt’ Africa Twin CRF1100

Ba 'ông lớn' trong làng ô tô Nhật Bản: Nissan, Honda, và Mitsubishi Motors để ngỏ khả năng 'về chung nhà'

Embraer tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Đại hội Honda Biker Rally 2025: Sự kiện quy tụ hơn 1.000 bikers trên khắp cả nước

Công bố 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024

Tập đoàn ô tô đầu tư 168 triệu USD tại Việt Nam vượt mốc doanh số 3 triệu xe toàn cầu

Doanh nghiệp ‘bắt tay’ nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu

Đấu tranh quyết liệt ngăn chặn tin giả, thông tin xấu độc trên mạng xã hội

Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Giải quyết các vấn đề thực tiễn qua nghiên cứu khoa học

30 chiếc Suzuki Jimny tham gia cuộc đua địa hình từ TP. Hồ Chí Minh đến Đồng Nai

Các xu hướng đe dọa mạng mới cần theo dõi trong năm 2025 và sau đó

HPT D-DAY 2024: Chia sẻ công nghệ tiên tiến và chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang bước sang giai đoạn mở rộng quy mô, chiều sâu