Chủ nhật 27/04/2025 01:07

Hoa Kỳ và Trung Quốc: Mâu thuẫn về vấn đề “chuyển giao công nghệ” tại WTO

Ngày 28/5 tại Geneva, Thụy Sỹ, các đại diện Hoa Kỳ tại WTO đã tuyên bố việc Trung Quốc đánh cắp các ý tưởng của Hoa Kỳ là chủ đề của hai vụ kiện và việc Nhà Trắng có kế hoạch áp thuế trừng phạt đối với hàng hóa Trung Quốc.

Quy định cấp phép và quản lý hành chính của Trung Quốc buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải chia sẻ công nghệ nếu họ muốn kinh doanh, trong khi các quan chức chính phủ có thể khai thác các quy tắc đầu tư không rõ ràng để áp đặt các yêu cầu chuyển giao công nghệ. “Đây không phải là quy tắc luật pháp. Trên thực tế, luật của Trung Quốc cho phép sự ép buộc này”- Đại sứ Hoa Kỳ Dennis Shea nhận định với cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Về cơ bản, Trung Quốc đã quyết định tham gia vào một hệ thống theo định hướng của nhà nước và phi thị trường nhưng theo đuổi công nghệ tiên tiến của các thành viên WTO khác để phục vụ chính sách công nghiệp của nước này. Đó là một sự đầu tư thua lỗ cho các nhà đầu tư nước ngoài, không chỉ với người Mỹ.

Trung Quốc đã bác bỏ thẳng thừng những chỉ trích đó từ phía Hoa Kỳ. Điều này tạo ra các tranh chấp WTO từ cả hai phía và mối đe dọa về thuế quan trị giá 50 tỷ USD từ phía chính quyền của Tổng thống Trump. Đại sứ Trung Quốc tại WTO - Trương Hướng Thần khẳng định “không có việc chuyển giao công nghệ bắt buộc ở Trung Quốc” và thêm rằng, lập luận của Hoa Kỳ liên quan đến một “giả định tội lỗi”. Nhưng thực tế là “không có gì trong các biện pháp quản lý này đòi hỏi phải chuyển giao công nghệ từ các công ty nước ngoài”. Văn phòng Đại diện Thương mại HOa Kỳ đã thất bại trong việc đưa ra một bằng chứng duy nhất và một số tuyên bố “thuần túy” cho rằng hoạt động mua lại sáp nhập (M&A) của Trung Quốc là một âm mưu của chính phủ Trung Quốc.

Theo quy định của WTO, nếu các tranh chấp không được giải quyết một cách thân thiện sau 60 ngày, bên khiếu nại có thể yêu cầu hội đồng chuyên gia xét xử, làm leo thang tranh chấp và kích hoạt một vụ kiện mà phải mất nhiều năm để giải quyết. Hoa Kỳ đã đưa ra khiếu nại vào ngày 22/3, có thể đã sử dụng cuộc họp tranh chấp vào hôm 28/5 để thực hiện bước đi đó. Trung Quốc cũng có thể làm tương tự như vậy vào cuộc họp tháng tới tại WTO.

Nhưng kể từ tranh chấp xảy ra, chính sách thương mại Hoa Kỳ- Trung Quốc đã là chủ đề của các cuộc đàm phán song phương cấp cao. Ngay tuần trước, Tổng thống Trump đã đưa ra thông điệp rằng “thỏa thuận thương mại của chúng tôi với Trung Quốc đang tiến triển tốt đẹp” nhưng có lẽ nó cần “một cấu trúc khác”.

Việt Dũng

Tin cùng chuyên mục

Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ dành cho hải quân

Tin thuế quan 25/4: Mỹ - Ấn Độ chuẩn bị đàm phán thương mại, thị trường đón tín hiệu tích cực

Thông cáo của Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ: Hai bên thống nhất tiếp tục đối thoại mang tính xây dựng

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/4: Crimea 'nóng rực', Nga siết gọng kìm ở Kursk

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Tin thuế quan 24/4: Thị trường chứng khoán châu Á tăng vọt sau tín hiệu lạc quan từ Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/4: Nga chiếm ưu thế tại Toretsk; Ukraine tháo chạy ở Kursk

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Tin thuế quan 23/4: Doanh nghiệp quốc tế linh hoạt, đón đầu cơ hội từ Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/4: Nga siết chặt vòng vây tại Pokrovsk

Tin thuế quan 22/4: Thị trường hàng hóa khởi sắc nhờ chính sách thương mại linh hoạt

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/4: Nga đánh vũ bão vào Toretsk

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Tin thuế quan 21/4: Doanh nghiệp thế giới chủ động, linh hoạt để tối ưu xuất nhập khẩu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Toretsk

Mạng xã hội 'lột mặt nạ' hàng giả như thế nào?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/4: Nga bất ngờ ngừng bắn 30 giờ, Kiev tổn thất nặng ở Zaporizhia

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus