Thứ bảy 23/11/2024 18:43

Hoà Bình: Đẩy mạnh thu hút đầu tư gắn với phát triển kinh tế tri thức, sản xuất công nghệ cao

Tỉnh Hòa Bình chú trọng thu hút đầu tư gắn với định hướng phát triển kinh tế tri thức, sản xuất công nghệ cao với mục tiêu phát triển bền vững.

Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Hòa Bình là chú trọng thu hút đầu tư gắn với định hướng phát triển kinh tế tri thức, sản xuất công nghệ cao với mục tiêu phát triển bền vững.

Du lịch cũng là mũi nhọn để phát triển kinh tế của tỉnh Hòa Bình

Chú trọng thu hút đầu tư

Hòa Bình là cửa ngõ vùng Tây Bắc, nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô, là giao điểm thông thương với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và cả phía Nam thông qua hệ thống đường bộ phát triển.

Trong tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú; tài nguyên nước mặt tập trung, trữ lượng lớn; tài nguyên đất đai dồi dào, độ màu mỡ cao, quỹ đất chưa sử dụng lớn, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi là tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp sạch.

Không chỉ sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên, Hòa Bình còn là nơi giao thoa giữa các bản sắc văn hóa truyền thống. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để tỉnh chú trọng phát triển du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh, du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng...

Với quyết tâm đổi mới, tạo đột phá trong phát triển kinh tế, những năm qua, UBND tỉnh Hòa Bình đặc biệt coi trọng chỉ đạo, điều hành thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng như của mọi quốc gia trên toàn thế giới.

Nhận thấy điều đó, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Kế hoạch số 36 ngày 26/3/2018 về triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững trên địa bàn. Cùng với đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 cũng đã xác định mục tiêu phát triển bền vững là quan điểm xuyên suốt, bao trùm trên tất cả các lĩnh vực trong những năm tới.

Nhằm thực hiện hóa mục tiêu đó, tỉnh đã và đang khẩn trương lập quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với nguyên tắc bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển bền vững của tỉnh. Trong đó, lấy phát triển công nghiệp làm đột phá, phát triển du lịch làm mũi nhọn, phát triển nông nghiệp là nền tảng.

Phát triển công nghệ cao là sản phẩm đặc biệt mang lại nhiều lợi ích và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương

Sau thành công của Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025, chính quyền tỉnh Hòa Bình đã tích cực hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặt mục tiêu thu hút đầu tư là một trong bốn nhiệm vụ đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội. Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh đặt mục tiêu thu hút các dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký ban đầu khoảng 80 nghìn tỉ đồng và khoảng 1 tỉ đô la Mỹ từ vốn đầu tư FDI.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức và nông nghiệp công nghệ cao

Quy hoạch tỉnh xác định rõ hướng phát triển của tỉnh Hòa Bình là thực hiện mục tiêu trở thành tỉnh hàng đầu trong khu vực Tây Bắc nhờ tăng trưởng GDP, với các trụ cột tăng trưởng chính là: Du lịch sinh thái; công nghiệp xanh; nông nghiệp sạch... Đặc biệt, từ những tiềm năng, lợi thế vốn có, tỉnh Hòa Bình với định hướng phát triển kinh tế tri thức, sản xuất công nghệ cao với mục tiêu phát triển bền vững.

Hàng năm, các cấp ban, ngành của tỉnh, huyện, thành phố tổ chức nhiều cuộc làm việc với các doanh nghiệp, nhà đầu tư để lắng nghe, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo sự đồng thuận với doanh nghiệp trên tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, kinh tế tri thức tác động đến sự phát triển của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, tỉnh Hòa Bình cũng không ngoại lệ. Nói đến phát triển kinh tế tri thức cũng là nói đến đóng góp của khoa học - công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Điều này chứng tỏ các nhân tố đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; cải tiến, hợp lý hóa tổ chức quản lý sản xuất; nâng cao trình độ người lao động là những lợi thế của tỉnh trong phát triển kinh tế tri thức, thu hút đầu tư sản xuất công nghệ cao với mục tiêu bền vững.

Song song với đó, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đã quan tâm phát triển các mô hình sản xuất sạch, ứng dụng công nghệ cao. Việc ứng dụng CNTT được cụ thể hóa trong quản lý, điều hành, tra cứu thông tin thị trường, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm… Cụ thể, 3 lĩnh vực được ứng dụng các mô hình thông minh là trồng trọt, chăn nuôi và quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản.

Với những lợi thế đặc trưng về khí hậu và địa lý, tỉnh Hòa Bình đã và đang phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, hiệu quả, bền vững. Sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường tiêu thụ; gắn kết chặt chẽ công nghiệp chế biến, du lịch, bảo vệ môi trường, sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu. Ðẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh trong sản xuất các sản phẩm chủ lực. Hòa Bình đã ổn định diện tích canh tác các loại nông sản có thế mạnh của tỉnh được đăng ký nhãn hiệu, sản phẩm có thương hiệu trên thị trường cả nước biết đến như: Cam Cao Phong, bưởi Tân Lạc, cá sông Ðà, gà Lạc Sơn, lợn bản địa…

Cam Cao Phong là một trong những sản phẩm đặc trưng của Hòa Bình được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao về chất lượng

Mục tiêu phát triển công nghiệp thật sự trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả để thúc đẩy phát triển dịch vụ, bất động sản, nông nghiệp. Hòa Bình đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập 8 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 1.500 ha; bổ sung thêm khu công nghiệp mới với diện tích hơn 1.260 ha và 21 cụm công nghiệp với diện tích hơn 800 ha.

Với mong muốn hợp tác phát triển có hiệu quả với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế, Hòa Bình luôn mở rộng cánh cửa chào đón các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, đặc biệt là trong các lĩnh vực như: Nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế tạo, chế biến, thương mại, dịch vụ và du lịch… Các nhà đầu tư sẽ được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện thành công dự án và bảo đảm phát triển bền vững trong tương lai.

Kim Tuyến
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hòa Bình

Tin cùng chuyên mục

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức