Thứ hai 18/11/2024 20:15

Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Thị trường năng lượng đang nhiều biến động, việc hỗ trợ kịp thời, tối đa từ các cơ quan, ban ngành sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm.

Cơ hội phát triển từ hành lang pháp lý

Trao đổi tại tọa đàm “Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng” do Báo Công Thương tổ chức ngày 26/4, ông Trần Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than, Bộ Công Thương đã xác định tầm qua trọng của việc phối hợp tổng thể giữa các Bộ, ngành cùng Ban Chỉ đạo Nhà nước trong việc quản lý, định hướng đẩy nhanh các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng giúp đạt hiệu quả cao.

Theo ông Trần Thanh Tùng, Việt Nam đang hướng tới mục tiêu tăng cường sản lượng dầu khí để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước và tăng tiếp cận của các nguồn năng lượng đa dạng, bền vững trong hệ thống năng lượng quốc gia. Vì vậy, việc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm trong ngành năng lượng, đặc biệt là trong lĩnh vực dầu khí và than ở Việt Nam là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.

Để các doanh nghiệp, nhà đầu tư có định hướng phát triển các dự án trọng điểm nhanh và bền, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 24/4/2024 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn.

Bên cạnh đó, Quyết định cũng xác định các danh mục dự án cụ thể, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc triển khai thực hiện.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 270/QĐ-TTg về phê duyệt Danh mục các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm trong lĩnh vực năng lượng. Đây là một trong những văn bản quan trọng, định hình chiến lược và hướng đi của Việt Nam trong việc phát triển ngành năng lượng.

Ông Trần Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than, Bộ Công Thương tại Tọa đàm trực tiếp “Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng”

Tín hiệu tích cực trong tiến độ các dự án trọng điểm dầu khí và than

Căn cứ Quyết định 270/QĐ-TTg ngày 2/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng, trong lĩnh vực Dầu khí và Than có 11 dự án bao gồm: Chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn; Chuỗi dự án khí điện Cá Voi Xanh; Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; Chuỗi dự án khí điện LNG Thị Vải; Chuỗi dự án khí điện LNG Sơn Mỹ và 6 dự án kho LNG và Nhà máy điện sử dụng khí LNG làm nhiên liệu (Kho LNG và Nhà máy điện LNG Quảng Ninh, Kho LNG và Nhà máy điện LNG Thái Bình, kho LNG và Nhà máy điện LNG Bạc Liêu, kho LNG và Nhà máy điện LNG Cà Ná, kho LNG và Nhà máy điện LNG Hải Lăng, kho LNG và Nhà máy điện LNG Nghi Sơn).

Về tiến độ triển khai các dự án trọng điểm ngành năng lượng, ông Trần Thanh Tùng nhấn mạnh: Dự án phát triển mỏ khí Lô B (thượng nguồn), hiện các nhà đầu tư đã có quyết định đầu tư cuối cùng (FID) vào cuối tháng 3/2024, đang tích cực triển khai công tác thiết kế của hợp đồng EPCI. Các dự án đường ống dẫn khí Lô B và Nhà máy điện sử dụng khí lô B đặt tại trung tâm điện lực Ô Môn cũng đang được triển khai đồng bộ với tiến độ của dự án thượng nguồn.

Chuỗi dự án khí điện Cá Voi Xanh đang hoàn thiện kế hoạch phát triển mỏ (tương tự như lập báo cáo nghiên cứu khả thi) của dự án phát triển mỏ khí Cá Voi Xanh để trình cấp thẩm quyền phê duyêt. Các nhà máy điện sử dụng khí Cá Voi Xanh đang hoàn thiện FS để trình cấp thẩm quyền phê duyệt đảm bảo đồng bộ với tiến độ của dự án thượng nguồn.

Dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng đã hoàn thiện và phê duyệt FS trong tháng 4/2024. Hiện chủ đầu tư đang lập thiết kế FEED để tiến hành đấu thầu EPC.

Dự án kho cảng LNG Thị Vải giai đoạn 1 (công suất 1 triệu tấn/năm) đã khánh thành tháng 10 năm 2023. Hiện nay, chủ đầu tư (PVGAS) đang lập FS cho dự án kho LNG Thị Vải mở rộng (công suất 3 triệu tấn/năm). Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4 (sử dụng khí LNG của kho cảng Thị Vải) hiện nay đang thi công, tiến độ tổng thể đạt hơn 80%. Dự kiến cuối năm 2024, Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 đi vào hoạt động, giữa năm 2025 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 đi vào hoạt động.

Các dự án kho cảng LNG Sơn Mỹ, Nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ I và Nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ II đã được phê duyệt chủ trương đầu tư. Hiện chủ đầu tư các dự án này đang hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi (FS). Đối với 6 dự án kho LNG và Nhà máy điện sử dụng khí LNG, các dự án này đang hoàn thiện các thủ tục đầu tư (phê duyệt FS, tổ chức đấu thầu EPC…).

Bên cạnh đó, các dự án đường ống vẫn đang được triển khai đúng tiến độ. Đây là điều tích cực, vì hệ thống đường ống đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển và phân phối dầu khí. Các dự án trong lĩnh vực dầu khí đang vận hành tích cực và ổn định khi có sự phối hợp tốt giữa các bên liên quan.

Tọa đàm trực tiếp “Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng”

Đề xuất tháo gỡ khó khăn cho các công trình trọng điểm

Tuy nhiên, các dự án trọng điểm cũng đối mặt với nhiều thách thức, đại diện lãnh đạo Vụ Dầu khí và Than cho biết, các dự án đều triển khai theo dạng chuỗi dự án với nhiều chủ đầu tư khác nhau của các dự án thành phần. Do đó đảm bảo tính đồng bộ trong quá trình triển khai chuỗi dự án là một thách thức không nhỏ.

Bên cạnh đó, quy mô vốn của các dự án thường rất lớn, phải sử dụng nguồn vốn vay thương mại của nước ngoài, trong bối cảnh các định chế tài chính trên thế giới đang cắt giảm hoặc đòi hỏi các điều kiện vay ngặt nghèo hơn đối với các dự án có sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch, tạo ra áp lực lớn đối với việc thu xếp vốn cho các dự án này. Thêm khó khăn nữa là chưa có cơ chế thực sự hấp dẫn để thúc đẩy quá trình đầu tư các dự án (đặc biệt đối với các dự án điện sử dụng khí LNG nhập khẩu).

Trước những thách thức và vướng mắc trong quá trình triển khai dự án năng lượng trọng điểm, Vụ Dầu khí và Than đã chủ động tham mưu, đề xuất biện pháp hỗ trợ từ phía Chính phủ như thiết lập chính sách thuận lợi, cơ chế khuyến khích đầu tư, giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án năng lượng.

Đồng thời, xây dựng cơ chế hợp tác chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và địa phương để giải quyết các vấn đề liên quan. Tích cực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kỹ thuật, quản lý dự án, môi trường để nâng cao khả năng triển khai và quản lý dự án.

Việc đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm để bảo đảm an ninh năng lượng đã trở thành một trong những nhiệm vụ và mục tiêu chủ đạo trong chiến lược phát triển năng lượng của Việt Nam. Điều này đòi hỏi sự đầu tư, phát triển cả trong lĩnh vực khai thác nguồn năng lượng truyền thống và trong việc thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng sạch tái tạo.

Ngày 26/4, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm trực tiếp “Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng” nhằm tìm ra giải pháp triển khai các dự án năng lượng hoàn thành đúng tiến độ.

Tọa đàm cũng hướng đến việc xây dựng một diễn đàn để các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà quản lý trao đổi, thảo luận về những giải pháp để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng.

Linh Chi
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện