Thứ bảy 10/05/2025 06:46

Hội thảo khoa học Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 22 được tổ chức

Hội nghiên cứu bệnh hại thực vật Việt Nam, Đại học Đông Á phân hiệu Đắk Lắk và ĐH Tây Nguyên phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề “Bệnh hại thực vật Việt Nam"

Hội thảo khoa học bệnh hại thực vật diễn ra vào ngày 21/7 có sự tham gia của hơn 130 đại biểu đến từ các sở ngành tỉnh Đắk Lắk, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các chi hội thuộc hội nghiên cứu bảo vệ thực vậtViệt Nam, các viện nghiên cứu, các trường đại học, giảng viên và sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm, ngành Nông nghiệp các trường và Viện Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Nguyên ĐH Đông Á.

“Đây là lần thứ 2 Đại học Đông Á đồng tổ chức cùng Hội nghiên cứu bệnh hại thực vật Việt Nam hội thảo quốc gia về bệnh hại thực vật, cũng là lần thứ 3 Đại học Đông Á tổ chức hội thảo về chủ đề này, với mong muốn làm giảm bớt trăn trở của bà con nông dân, nông thôn, xây một cầu nối giữa các nhà khoa học với nông dân tại trang trại để cùng đóng góp vào công cuộc biến mảnh đất này thành một Hà Lan hay Israel trong mai sau. Đóng góp cùng chương trình này, chúng tôi dự kiến nghiên cứu các chế phẩm bảo vệ bệnh hai thực vật ở cây tiêu, cây cà phê, cây sầu riêng,… Chúng tôi sẽ lập nhà máy gia công chế biến thực phẩm, mở trang trại thực nghiệp để có điều kiện cho các nhà khoa học làm thực nghiệm khi đưa ra mô hình và nhân đại trà,… là những đóng góp thiết thực vào chiến lược phát triển Tây Nguyên theo Nghị quyết số 23 ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị.”, TS. Nguyễn Thị Anh Đào – Hiệu trưởng Đại học Đông Á chia sẻ tại Hội thảo.

Các đại biểu trình bày tham luận tại Hội thảo khoa học Bệnh hại thực vật

Tại hội thảo, 11 báo cáo khoa học trình bày là những góc nhìn chuyên môn sâu, những chia sẻ kết quả nghiên cứu về bệnh hại thực vật, ứng dụng công nghệ trong bảo vệ thực vật và tối ưu hóa năng suất cây trồng. Trong đó có các tham luận về Triển vọng quản lí bền vững bệnh hại thực vật; Giống kháng bệnh trong kỷ nguyên omics; Ứng dụng vi sinh vật trong quản lí tuyến trùng; Phát triển và ứng dụng hệ thống chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 nhằm nâng cao tính kháng bệnh phấn trắng trên cây đậu tương; Bệnh héo rũ Panama trên chuối ở Việt Nam và định hướng nghiên cứu;…

GS.TS Vũ Triệu Mân – Chủ tịch Hội nghiên cứu bệnh hại thực vật Việt Nam cho biết, qua 22 hội thảo quốc gia được tổ chức thường niên trong 22 năm qua, đã có 693 công trình nghiên cứu khoa học được công bố, trong số này có tới 564 công trình có ứng dụng phòng trừ trực tiếp mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho cây trồng gồm lúa rau, hoa, quả, cây công nghiệp có nhiều cây có giá trị xuất khẩu cao,v.v.... Nhiều vi sinh vật gây bệnh mới có tên các tác giả Việt Nam đã có trong ngân hàng gene của thế giới. “Sắp tới, Hội nghiên cứu bệnh hại thực vật Việt Nam và Trường Đại học Đông Á cũng hướng tới ký kết chương trình hợp tác dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và trao đổi chuyên gia trong lĩnh vực bệnh hại thực vật, nông nghiệp, nông thôn để phát triển tại Đà Nẵng và khu vực Tây Nguyên.”, GS.TS Vũ Triệu Mân chia sẻ trong phát biểu khai mạc hội thảo.

Hội thảo khoa học là không gian trao đổi kiến thức, chia sẻ sáng kiến, đề xuất các biện pháp kỹ thuật mang tính ứng dụng cao thuộc lĩnh vực bệnh hại thực vật tại Việt Nam. Đây cũng là diễn đàn phát triển các hợp tác đa phương trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ giữa các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, đóng góp nhiều giải pháp hiệu quả trong phát triển bền vững các sản phẩm nông nghiệp ở các vùng kinh tế trọng điểm.

Trao bằng khen cho các cá nhân tổ chức tại Hội thảo

Được biết, nằm trong khuôn khổ chương trình hội thảo, trong 2 ngày 22 và 23/7, các thành viên Hội nghiên cứu bệnh hại thực vật Việt Nam cũng sẽ có chuyến tham quan khảo sát thực địa, mô hình canh tác vườn tại địa phương.

Năm 2022, hội thảo quốc gia về “Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 21” cũng đã được Đại học Đông Á và Hội nghiên cứu bệnh hại thực vật Việt Nam đồng tổ chức tại Đại học Đông Á, Đà Nẵng vào tháng 7 với 12 báo cáo khoa học được trình bày tại chương trình.

Seo Ký
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu trái cây

Tin cùng chuyên mục

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nam tính lại vốn đầu tư cao tốc

Ông Trần Sỹ Thanh: Báo chí là đối tác chiến lược của Thủ đô Hà Nội

Thiếu tướng Nguyễn An Phong giữ chức Chính ủy Hải quân

Khi ‘lòng xe điếu’ được chứng nhận sản phẩm gia truyền nổi tiếng quốc gia’?

Bàn giao chức Phó Chính ủy Quân khu 3 giữa hai Thiếu tướng

Trung tướng Đào Tuấn Anh giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 34

Đại biểu đề xuất đánh thuế vào một mặt hàng liên quan thói quen trăm triệu người

Mận cherry Sơn La đổ bộ Hà Nội, giá siêu rẻ

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 bước vào nhiệm kỳ mới

70 năm ngành điện Hải Phòng: Dòng điện của niềm tin và khát vọng...

Trung tâm dạy thêm mọc như 'nấm sau mưa': Cảnh báo khoảng trống quản lý

Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Phát động cuộc thi báo chí Tỏa sáng hào khí Cách mạng tháng Tám

Trường Sa xanh trong mắt vị tướng ngày trở lại

Vô lễ với cựu chiến binh, nam sinh Đại học Văn Lang bị kỷ luật khiển trách

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Thời tiết hôm nay 9/5: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 9/5/2025: Gió nhẹ, sóng êm

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt