Chủ nhật 22/12/2024 16:12

Hiệp định Thương mại tự do: Đưa Việt Nam ra thế giới và thế giới về Việt Nam

Các Hiệp định Thương mại tự do được đánh giá là “nhịp cầu nối” quan trọng đưa Việt Nam ra thế giới và thế giới về Việt Nam.

Với 17 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song và đa phương đang đàm phán và đã được ký kết, thực thi, các FTA được đánh giá là “chất xúc tác” quan trọng thúc đẩy Việt Nam tăng trưởng xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư và duy trì tốc độ tăng trưởng GDP.

Việt Nam quan hệ thương mại với 230 quốc gia

Có thể nói, sau 30 năm (1993-2023) kể từ FTA đầu tiên có hiệu lực vào năm 1993, đó là FTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), cho đến nay, Việt Nam đã có đã đàm phán, ký kết và thực thi được 17 FTA song và đa phương, trong đó 15 FTA đã có hiệu lực và 2 FTA đang trong quá trình đàm phán là: FTA giữa Việt Nam và Khối EFTA (bao gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein) và FTA giữa Việt Nam và Israel.

Theo các chuyên gia kinh tế, trong số 15 FTA đang thực thi có không ít các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia, như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen (UKVFTA); Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)… những FTA này với những cam kết sâu rộng và toàn diện, bao hàm những cam kết về tự do thương mại hàng hoá dịch vụ, mức độ cam kết sâu thông qua việc cắt giảm thuế gần như về 0% với cơ chế thực thi chặt chẽ đã và đang đóng góp tích cực vào tăng trưởng xuất khẩu, thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Việt Nam đã có đã đàm phán, ký kết và thực thi được 17 FTA song và đa phương, trong đó 15 FTA đã có hiệu lực và 2 FTA đang trong quá trình đàm phán

Cụ thể, nhờ khai thác tốt các FTA, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam thời gian qua đã có những bước tăng trưởng vô cùng ấn tượng. Số liệu thống kê cho thấy, năm 2001 là năm đầu tiên của thế kỷ 21 con số xuất nhập khẩu của Việt Nam chỉ khiêm tốn với hơn 30 tỷ USD, nhưng đến năm 2007 - tức là chỉ sau 6 năm, kim ngạch xuất nhập khẩu đã cán mốc 100 tỷ USD, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tiếp sau đó, các cột mốc 400 tỷ đã được thiết lập vào tháng tel:12/20217 và 500 tỷ USD vào tháng 12/2019; 600 tỷ USD vào tháng 12/2021. Với kết quả này, WTO ghi nhận, xuất khẩu của Việt Nam xếp hạng thứ 23 trên thế giới và nhập khẩu của Việt Nam xếp hạng 20 trên thế giới. Trong ASEAN, kim ngạch xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đứng thứ 2, chỉ sau Singapore.

Năm 2022, dù nhiều nền kinh tế trên thế giới chịu tác động bởi dịch bệnh Covid-19, suy thoái kinh toàn cầu, lạm phát gia tăng ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, nhưng nhờ tận dụng, khai thác tốt các FTA, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt mức tăng trưởng ấn tượng, vượt mốc hơn 700 tỷ USD, tức là tăng hơn 100 tỷ USD so với năm 2021. Với kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa ấn tượng ghi nhận trong năm 2022, thứ hạng xuất khẩu nhập của Việt Nam có thể được tiếp tục nâng cao trên phạm vi toàn cầu.

Đặc biệt hơn, nếu cách đây 30 năm – khi bắt đầu tham gia FTA, Việt Nam mới có quan hệ kinh tế - thương mại với gần 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, thì đến nay, nhờ khai thác tốt các FTA, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế - thương mại với 230 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đây là điều mà không phải quốc gia nào cũng làm được.

Như vậy, không chỉ đưa sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp, người nông dân Việt Nam ra thế giới, FTA còn hỗ trợ đưa những hàng hoá, sản phẩm chất lượng của thế giới về Việt Nam. Nhờ các FTA, những sản phẩm nông sản của Việt Nam như trái thanh long, bưởi, vải, xoài… đã nhanh chóng thâm nhập chính ngạch tại nhiều thị trường và mang ngoại tệ về cho đất nước, cải thiện đáng kể thu nhập, cuộc sống của người lao động, người nông dân. Cùng với đó, người tiêu dùng Việt Nam cũng có cơ hội được lựa chọn, sử dụng những những sản phẩm, hàng hoá chất lượng từ các quốc gia trên thế giới được nhập khẩu về bán Việt Nam.

Các FTA đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế

Bên cạnh thúc đẩy thương mại, những cam kết của Việt Nam khi tham gia các FTA cũng mở ra cơ hội lớn để Việt Nam thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ vậy, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam những năm gần đây liên tục gia tăng không chỉ về số lượng mà cả chất lượng. Tính đến tháng 12/2022, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, Việt Nam đã thu hút được 141 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đến đầu tư, với tổng vốn đăng ký lên tới hơn 400 tỷ USD. Trong số các dự án FDI đầu tư vào Việt Nam, có rất nhiều các tập đoàn lớn trên thế giới, họ đi khảo sát tại nhiều quốc gia nhưng đã chọn Việt Nam là điểm dừng chân và khẳng định, mở rộng đầu tư tại Việt Nam, coi Việt Nam là “cứ điểm” sản xuất quan trọng của mình nhờ vào những lợi thế về địa lý, nguồn lao động, môi trường đầu tư và cả những cam kết của Việt Nam thông qua hội nhập kinh tế quốc tế.

Những sản phẩm của doanh nghiệp FDI sản xuất tại Việt Nam sẽ gắn dòng chữ “Made in Vietnam” và chu du khắp thế giới. Nhờ đó, hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn.

Khai thác hiệu quả các FTA giúp hoạt động xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư của Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong nhiều năm liền. Tính chung cả thời kỳ 2011 - 2020, tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến đạt khoảng 5,9%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Quy mô GDP tăng gấp 2,4 lần, từ 116 tỷ USD năm 2010 lên 268,4 tỷ USD vào năm 2020. GDP bình quân đầu người tăng từ 1.331 USD năm 2010 lên khoảng 2.750 USD năm 2020.

Năm 2022, dù tình hình trong nước và thế giới diễn biến khó lường, nhưng tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn đạt 8,02%, vượt xa mục tiêu đề ra của Quốc hội và Chính phủ đặt ra là 6,5%. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động được nâng lên rõ rệt. Tăng trưởng kinh tế giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, mở rộng tín dụng; từng bước dựa vào ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Những năm gần đây, nhờ tận dụng tốt các FTA, Việt Nam được đánh giá là một trong số ít quốc gia duy trì được tăng trưởng kinh tế dương, bất chấp những tác động từ đại dịch và sự bất ổn của kinh tế thế giới. Chất lượng cuộc sống của người Việt Nam được cải thiện và nâng cao rõ rệt cả về vật chất và tinh thần, trong đó có nhiều tiêu chí gây ấn tượng, ngang với những nước phát triển. Dấu ấn, tầm ảnh hưởng của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương, khu vực và quốc tế được đánh giá cao, nhiều sáng kiến của Việt Nam được bạn bè đồng tình, ủng hộ. Trong đó có thể kể đến sáng kiến và cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26).

Với những đóng góp đó, ngày 7/6/2022, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam là một trong những Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77 đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương với nhiệm kỳ một năm. Trong quá trình ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 tới đây, Việt Nam cũng vinh dự được các nước ASEAN đồng thuận đề cử là ứng cử viên của ASEAN… Cùng với nỗ lực tăng trưởng kinh tế, đây sẽ là nền móng vững chắc góp phần củng cố, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới trong chặng đường phía trước.

Không chỉ đưa sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp, người nông dân Việt Nam ra thế giới, FTA còn hỗ trợ đưa những hàng hoá, sản phẩm chất lượng của thế giới về phục vụ người tiêu dùng Việt Nam.
Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Tin cùng chuyên mục

Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở 'cánh cửa' điện hạt nhân cho Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Doanh nghiệp Nhật Bản góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

'Làn gió mới' trong chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shigeru Ishiba

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái