Thứ hai 23/12/2024 21:51

Hiện thực hóa Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh

Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội tạo điều kiện cho TP. Hồ Chí Minh khơi thông nguồn lực để bứt phá thời gian tới.

Chuyên gia đề xuất giải pháp để TP. Hồ Chí Minh phát triển đột phá

Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/8/2023, có nội dung rất toàn diện, bao gồm: Lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách, quản lý đất đai, quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, quy hoạch và tổ chức bộ máy với đặc thù “thành phố trong thành phố”… mở ra cơ hội và tạo động lực phát triển vượt trội cho TP. Hồ Chí Minh.

Hội thảo "Hiện thực hóa Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh"

Nhằm góp thêm ý kiến, đa dạng phương án tiếp cận, phong phú cách thức triển khai, sáng ngày 27/6, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo "Hiện thực hóa Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh".

Để nghị quyết tạo sự phát triển đột phá cho TP. Hồ Chí Minh trong thời gian tới, tại hội thảo các chuyên gia kinh tế đầu ngành, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp… đã đánh giá, phân tích và đưa ra loạt giải pháp để sớm đi vào cuộc sống, tạo được sự chuyển biến thực chất về mọi mặt cho TP. Hồ Chí Minh.

TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - đánh giá: Nhìn một cách khách quan thì nghị quyết đang gỡ những thứ lâu nay mà TP. Hồ Chí Minh gặp phải hàng ngày, mà chưa gỡ hết nên vẫn còn nhiều thứ phải làm. Do đó, trong quá trình triển khai Thành phố cần đặt ở tâm thế vị trí sẵn sàng và điều quan trọng không chỉ triển khai thành công mà phải xem cuộc sống của người dân thay đổi thế nào, kinh tế phát triển ra sao…

TS Nguyễn Đình Cung

Nhìn vào các cơ chế trong nghị quyết, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, trước hết TP. Hồ Chí Minh phải gỡ những nút thắt giao thông, phát triển đô thị theo hướng mở của giao thông và cải thiện đời sống của cán bộ công chức nhà nước. Đồng thời, Thành phố nên ưu tiên tập trung vào một số dự án thật sự làm được, có tác động lan tỏa bởi trong bối cảnh nguồn lực của TP. Hồ Chí Minh không nhiều, đặc biệt là nguồn lực con người.

Trong khi đó, TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia - nhìn nhận: Với 7 nội dung tại “Nghị quyết” mới này, với quyền, trách nhiệm, quyền hạn, tính tự chủ thì đây là điểm phát triển tương đối. Nhìn chung, chúng ta thống nhất, đây là động lực quan trọng để Thành phố gỡ điểm nghẽn thể chế, cái áo quá chật nay mở ra được nhiều hơn. Đây là điều quan trọng…

Vậy triển khai ra sao? Hiện nay, quá trình chuẩn bị để hiện thực hóa ngay các cơ chế trong nghị quyết là khá tốt. Nhưng để nâng chất lượng nền công vụ về hành chính thì chúng ta thiết kế trước nay: thể chế, tổ chức bộ máy vận hành và cán bộ công chức. Sự đồng bộ này cần triển khai để nâng năng lực lên, bởi chế độ đãi ngộ hiện nay vẫn chưa đủ, cần tính toán lại. Như TP. Thủ Đức, cần bộ máy tương ứng với quy mô, đây là vấn đề khó vì đầu tư nguồn lực vào cán bộ công chức rất khó. Cần triển khai làm rõ, để quá trình vận hành trôi chảy, thể chế, bộ máy con người vận hành trôi chảy.

TS Trần Du Lịch

TS Trần Du Lịch cho rằng, với nguồn lực hiện nay, nếu trách nhiệm rõ, đội ngũ cán bộ công chức sẽ làm. Nếu lờ mờ sẽ không ai dám làm. Do đó, nghị quyết mới này, cộng với tất cả sự chuẩn bị đầu tư, về hạ tầng đô thị, nhất là giao thông, thì 2 điểm nghẽn lớn nhất của Thành phố là thể chế và hạ tầng sẽ được tháo gỡ trong thời gian tới để hướng tới sự phát triển.

“Chưa bao giờ TP. Hồ Chí Minh có được điều kiện tốt, gỡ được căn bản, tạo sức bật như hiện nay. Và tôi nghĩ rằng, Thành phố tích cực làm không chỉ đóng góp cho Thành phố mà cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như cả nước” - TS Trần Du Lịch kỳ vọng.

Ở góc độ chuyên gia, TS Trần Đình Thiên cũng nhìn nhận hội thảo hướng đến câu chuyện thực tiễn là hiện thực hóa “Nghị quyết”. TP. Hồ Chí Minh có Nghị quyết mới về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù là thành công của một quá trình nỗ lực lâu dài của Thành phố và cả nước

Theo vị chuyên gia này, đây không chỉ là thành công cho TP. Hồ Chí Minh mà là cả nước. Bởi đây là cú đột phá cho một hình mẫu phát triển mới, mở ra một hình mẫu của cả nước về đổi mới. Khi mà có một hình mẫu tốt thì các địa phương khác cứ thế mà làm vì tạo một độ mở, độ tích cực. "Quan trọng hơn nữa đây là thành công của tinh thần cải cách của cả nước"- TS. Trần Đình Thiên đánh giá.

TS Trần Đình Thiên

Để hiện thực hóa “Nghị quyết” vào thực tiễn, TS Trần Đình Thiên cho rằng có 3 việc quan trọng TP. Hồ Chí Minh cần làm ngay: Đó là công tác con người. "Một trong những cơ chế vượt trội trong Nghị quyết chính là cách tiếp cận tổ chức bộ máy cho thấy phù hợp với vai trò, tầm vóc của TP. Hồ Chí Minh. Đó là cho phép Thành phố có cơ quan chức năng phù hợp với mình; cho phép chủ động biên chế cấp cơ sở.

Do đó, “TP. Hồ Chí Minh cần nhấn mạnh vào để sắp xếp lại bộ máy tổ chức hiệu quả, chịu trách nhiệm cá nhân, công việc có đầu mối rõ ràng… đây chính là điều kiện hàng đầu để hiện thực hóa Nghị quyết này” - TS Trần Đình Thiên đề nghị.

Cùng với đó, TP. Hồ Chí Minh phải thống nhất quan điểm, nhận thức là thực hiện “Nghị quyết” mới hiệu quả không chỉ là nhiệm vụ của Thành phố, là việc riêng của TP. Hồ Chí Minh mà phải là sự hỗ trợ, phối hợp có hiệu quả, tích cực từ Trung ương. Trung ương phải có một sự đảm bảo mạnh mẽ để TP. Hồ Chí Minh thực hiện tốt, hiệu quả Nghị quyết.

TS Trần Đình Thiên cũng cho rằng cơ chế, chính sách này cần được mở ra cho cả 3 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Bốn địa phương này đã liên kết trên nhiều lĩnh vực, giờ liên kết được thể chế là không gì bằng.

Thành phố đang chuẩn bị rất khẩn trương để triển khai Nghị quyết

Ở góc độ cơ quan quản lý, bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư - cho biết: “Nghị quyết” mới vừa được Quốc hội thông qua là Nghị quyết 98 với mong muốn làm sao khơi thông nguồn lực để TP. Hồ Chí Minh có thể tự bứt phá bằng nguồn lực của mình. Việc ban hành thông qua Nghị quyết 98 thay thế Nghị quyết 54 là 1 trong 5 điểm nhấn của kỳ họp Quốc hội, với việc ban hành cho TP. Hồ Chí Minh một số cơ chế, chính sách để phát triển vượt trội.

Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh: TP. Hồ Chí Minh rất mong muốn lắng nghe các ý kiến của các diễn giả, các chuyên gia người dân để giúp cho TP. Hồ Chí Minh hiện thực hóa nghị quyết, để nghị quyết đạt được kết quả cao nhất

Rút kinh nghiệm 3 khía cạnh từ Nghị quyết 54 không đạt như mong muốn kỳ vọng, do đó lần này Thành phố đặt mục tiêu tổ chức thực hiện thế nào để hiệu quả nhất đáp ứng mong đợi của người dân Thành và cả nước. Cụ thể ngay từ ngày đầu Thành phố đã ban hành kế hoạch, bám sát với các cơ quan trung ương, bộ ngành và từng cơ quan liên quan để có kế hoạch dự thảo.

Với sự quyết tâm của cán bộ, sở ngành, TP. Hồ Chí Minh bám sát kế hoạch của Quốc hội, sự quyết tâm, đồng lòng làm sao hiện thực hóa nghị quyết tốt nhất. Hiện Thành phố đang trong quá trình hoàn tất nghị định để triển khai các cơ chế cụ thể trong thời gian sớm nhất. Dự kiến trong năm 2023 sẽ hoàn thành tất cả cơ chế chính sách để thực hiện. Hiện Bộ Kế hoạch Đầu tư đang phối hợp với Thành phố để ban hành nghị định sớm nhất triển khai nghị quyết này.

Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - cho biết, Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh rất mong muốn lắng nghe các ý kiến của các diễn giả, các chuyên gia người dân để giúp cho TP. Hồ Chí Minh hiện thực hóa nghị quyết, để nghị quyết đạt được kết quả cao nhất.

TP. Hồ Chí Minh đang rất khẩn trương chuẩn bị về tâm thế, các nội dung, các điều kiện triển khai Nghị quyết này. Đầu tháng 7/2023, TP. Hồ Chí Minh sẽ tổ chức hội nghị toàn Thành phố để triển khai “Nghị quyết” mới này. Trong quá trình đó, TP. Hồ Chí Minh sẽ phối hợp với các cơ quan Trung ương, các viện, trường, các chuyên gia để cụ thể hóa hơn các cơ chế, chính sách, sắp xếp ưu tiên để triển khai trong thời gian sắp tới.

“TP. Hồ Chí Minh hiểu rằng việc triển khai “Nghị quyết” rất khó khăn nên TP. Hồ Chí Minh sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan trung ương, chuyên gia để chuẩn bị tốt nhất. Thành phố cũng rất mong muốn các cơ quan trung ương hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh để triển khai Nghị quyết đạt kết quả cao nhất"- Người đứng đầu chính quyền TP. Hồ Chí Minh mong muốn.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hồ Chí Minh

Tin cùng chuyên mục

Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025