Thứ sáu 09/05/2025 12:21

Chính phủ họp sửa Luật Năng lượng nguyên tử và một số luật quan trọng

Chính phủ đang thảo luận sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử, mở đường cho phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam và một số luật quan trọng khác.

Loạt dự án luật quan trọng được xây dựng, sửa đổi

Ngày 19/3/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025, nhằm thảo luận và cho ý kiến đối với 6 dự án luật và đề nghị xây dựng luật. Trong số đó, đáng chú ý là Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Luật Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, cùng đề nghị xây dựng Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025 để thảo luận và cho ý kiến đối với 6 dự án luật, đề nghị xây dựng luật. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoàn thiện thể chế pháp luật, coi đây là động lực và nguồn lực cho sự phát triển.

Thủ tướng khẳng định rằng, đầu tư cho xây dựng pháp luật chính là đầu tư cho phát triển, và việc làm tốt công tác này sẽ tạo cơ hội cho đất nước tiến lên. Đồng thời, yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo, dành thời gian, công sức và trí tuệ cho công tác xây dựng pháp luật, ưu tiên nguồn lực và sử dụng công nghệ để đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả.

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng ngày càng tăng và xu hướng giảm phát thải khí nhà kính, việc sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử đóng vai trò then chốt trong việc định hướng phát triển năng lượng hạt nhân tại Việt Nam. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu năng lượng mà còn góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.

Cần có cơ chế, chính sách đặc thù

Liên quan đến vấn đề này, sáng 17/2/2025, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận tại hội trường về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có những phát biểu quan trọng về việc phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam.

Khôi phục dự án điện hạt nhân cần có các cơ chế, chính sách đặc thù và đủ mạnh

Thủ tướng nhấn mạnh, để phát triển điện hạt nhân bền vững, cần hình thành hệ sinh thái cho năng lượng hạt nhân, trong đó, nguồn nhân lực phải được chuẩn bị đa dạng, bao gồm kỹ thuật, nghiên cứu khoa học và quản lý vận hành.

Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đề cập đến dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, nhấn mạnh rằng do quy mô lớn, công nghệ phức tạp và thiếu kinh nghiệm thực hiện, dự án này cần có các cơ chế, chính sách đặc thù và đủ mạnh.

Đây là dự án có công nghệ phức tạp và chỉ một số ít quốc gia sở hữu và nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Thông thường trên thế giới, để hoàn thành đầu tư một dự án điện hạt nhân có quy mô tương tự, thời gian từ khi phê duyệt đầu tư đến khi vận hành trong khoảng 10 năm; trong đó, dự án tiến độ nhanh nhất khoảng 7-8 năm và đều phải có cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện dự án này”- Tư lệnh ngành Công Thương chỉ rõ.

Bộ trưởng cho rằng, do tính chất phức tạp của dự án điện hạt nhân và lần đầu tiên được xây dựng ở nước ta, để bảo đảm mục tiêu hoàn thành dự án trong năm 2030 - 2031, rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh như trong dự thảo Nghị quyết để đẩy nhanh tiến độ và rút ngắn thời gian thực hiện.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng cho biết, quy hoạch điều chỉnh lần này sẽ xác định ít nhất 3 trong 8 địa điểm được quy hoạch có thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân đến năm 2030, ngoài hai vị trí ở Ninh Thuận.

Việc sửa đổi và hoàn thiện Luật Năng lượng nguyên tử cùng với những định hướng phát triển điện hạt nhân cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong việc đa dạng hóa nguồn năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng và hướng tới phát triển bền vững.

Sự tham gia tích cực của các bộ, ngành và địa phương trong việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp sẽ là nền tảng vững chắc cho việc triển khai các dự án điện hạt nhân trong tương lai, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi đang được Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và lấy ý kiến gồm 13 chương, 75 điều. Nội dung của Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) tập trung vào 4 chính sách. Cụ thể:

Thứ nhất, thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa ứng dụng năng lượng nguyên tử. Thứ hai, bảo đảm an toàn bức xạ, an toàn, an ninh hạt nhân và phân cấp trong công tác quản lý nhà nước. Thứ ba, tạo thuận lợi cho hoạt động thanh sát hạt nhân. Thứ tư, tăng cường quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng; chủ động và sẵn sàng ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân; bảo đảm thực hiện trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân.

Luật Năng lượng nguyên tử (Luật số 18/2008/QH12) được Quốc hội Khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03/6/2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Qua hơn 15 năm thi hành, Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 đã phát huy vai trò to lớn trong việc thúc đẩy ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình và tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động đó. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, nhiều quy định của Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 đã bộc lộ bất cập, hạn chế về yêu cầu quản lý.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên

Tin cùng chuyên mục

Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Minh bạch để Việt Nam không lọt ‘sách Đen FATF’

Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước

Gỡ rào cản thủ tục, mở đường tăng trưởng

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Sẽ có ưu đãi riêng cho Trung tâm Tài chính quốc tế

Luật Hóa chất (sửa đổi): Thêm cơ chế ứng phó sự cố trên biển

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam - Azerbaijan đẩy mạnh hợp tác năng lượng, dầu khí

Thủ tướng đề nghị Singapore đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Đại tá Đỗ Văn Hậu làm Cục trưởng Cục Quân nhu

Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung: Chỉ thanh tra khi có bằng chứng vi phạm rõ ràng

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Nên có chính sách ưu đãi nhập khẩu dược liệu để sản xuất thuốc

Duy trì cơ chế đối thoại quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ

Đại biểu Tạ Văn Hạ: Cần phát triển sản phẩm hóa chất Việt Nam có lợi thế

Đại biểu Võ Mạnh Sơn: Sửa Luật Hóa chất tạo công cụ mạnh mẽ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Mường Lay xác lập kỷ lục Việt Nam về mật độ nhà sàn truyền thống

Đại biểu Quốc hội kỳ vọng và đánh giá cao việc soạn thảo sửa đổi Luật Hóa chất

Ký ức sống mãi trong ngôi nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Dự thảo Luật Hóa chất sửa đổi sau chỉnh lý đã rút gọn, tập trung nhiều vấn đề quan trọng

Thủ tướng lưu ý làm tốt truyền thông chính sách về kinh tế tư nhân

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: 90 nhiệm vụ của cấp huyện sẽ giao xuống cấp xã

Chủ tịch Quốc hội: Quốc hội đã triển khai trợ lý ảo ChatGPT có bản quyền