Thứ sáu 22/11/2024 03:54

Hiến kế để du lịch Khánh Hoà phát triển xanh và bền vững

Tại diễn đàn phát triển du lịch do Khánh Hoà tổ chức, nhiều giải pháp được các nhà khoa học, chuyên gia đưa ra để du lịch địa phương phát triển xanh, bền vững.

Sáng 26/4, UBND tỉnh Khánh Hoà tổ chức Diễn đàn chính sách địa phương chuyên đề “Phát triển du lịch xanh và bền vững” với sự tham dự của hơn 150 đại biểu là các nhà khoa học, các diễn giả, đại điện lãnh đạo các Hiệp hội, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và đại diện các trường đại học.

Còn nhiều thách thức trong phát triển du lịch xanh

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết trong thời gian qua, du lịch địa phương đã có những bước phục hồi và phát triển mạnh mẽ sau đại dịch, làm tiền đề tiếp nối thành công của giai đoạn trước.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, du lịch hiện đang đối mặt với nhiều thách thức trong phát triển và khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên..., những vấn đề trong quản lý môi trường, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng…

"Để du lịch phát triển bền vững, điều tất yếu phải đi theo hướng du lịch xanh. Phát triển du lịch xanh không chỉ đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên mà còn mang lại những giá trị mới cho sản phẩm du lịch, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời duy trì khả năng khai thác lâu dài, bền vững...", ông Nguyễn Tấn Tuân nói.

Một góc thành phố Nha Trang (Khánh Hoà) nhìn từ trên cao. Ảnh: Đức Thảo

Nói rõ hơn những khó khăn, bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc Sở Du lịch Khánh Hoà chia sẻ, nhu cầu du lịch thế giới đang thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống, giá trị tự nhiên, giá trị sáng tạo và công nghệ cao...

Trong khi đó ở Khánh Hoà, sản phẩm du lịch chậm được đầu tư đổi mới nâng cao chất lượng; hạn chế trong công tác định hướng dài hạn, thiếu tính khoa học và nhạy bén trong công tác thu hút, phát triển các thị trường du lịch trọng điểm; vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm còn bất cập... ảnh hưởng đến hình ảnh của du lịch địa phương. Ngoài ra, các chính sách phát triển du lịch cũng chưa tập trung những chính sách dài hạn như phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa...

"Đứng trước vấn đề trên, ngành du lịch Khánh Hòa mong muốn các chuyên gia, các nhà khoa học đưa ra những giải pháp giúp ngành du lịch Khánh Hòa đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch xanh hiệu quả, bền vững...", bà Nguyễn Thị Lệ Thanh bày tỏ.

Giải pháp để du lịch Khánh Hoà tạo đột phá

Tại Diễn đàn, ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết những kết quả chung mà du lịch Khánh Hoà đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của trung tâm du lịch biển đảo có nhiều ưu thế nổi trội.

Theo ông Nguyễn Trùng Khánh, để phát triển du lịch Khánh Hoà xanh và bền vững Khánh Hoà cần tăng cường công tác quản lý điểm đến, quản lý môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, văn minh. Khuyến khích áp dụng các giải pháp sản xuất du lịch “xanh”, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng thân thiện với môi trường và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong hoạt động du lịch. Đồng thời, kiểm soát việc xả thải, xử lý chất thải, khí thải trong hoạt động du lịch, giảm thiểu tác động với môi trường, đặc biệt môi trường biển..

Đặc biệt chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch xanh, thân thiện, bảo vệ môi trường biển, thích ứng với biển đổi khí hậu, khai thác văn hóa bản địa và cộng đồng địa phương; các sản phẩm du lịch có tính liên kết với các ngành kinh tế khác là thế mạnh của Khánh Hoà (kinh tế biển, nuôi trồng thuỷ hải sản, vùng sản xuất muối…) để đa dạng giá trị trải nghiệm và xây dựng chuỗi giá trị du lịch với các ngành khác.

Các đại biểu thảo luận tại diễn đàn. Ảnh: Đức Thảo

Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cũng lưu ý, phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học biển, đảo và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng… Đồng thời, ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý điểm đến du lịch xanh, phát triển điểm đến du lịch thông minh, kiểm soát hoạt động du lịch nhằm tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, kiểm soát chất lượng môi trường. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để xúc tiến, quảng bá du lịch xanh...

PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho rằng, để phát triển du lịch biển Khánh Hoà theo hướng xanh và bền vững, tỉnh cần triển khai đồng bộ các giải pháp theo 6 yêu cầu cơ bản.

Đó là: Duy trì được nguồn vốn tự nhiên biển cho phát triển du lịch; bảo tồn được thiên nhiên biển, bao gồm các hệ sinh thái và cảnh quan biển, ven biển và đảo; bảo vệ được môi trường biển khỏi ô nhiễm và suy thoái; phát triển hiệu quả du lịch biển dựa trên nền tảng của chuyển đổi xanh và kinh tế tuần hoàn; thực thi nghiêm túc pháp luật về biển, về du lịch và môi trường; truyền thông nâng cao nhận thức và kiến thức về du lịch biển xanh và bền vững cho du khách, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư ven biển và trên đảo...

Còn theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, không chỉ du lịch Khánh Hoà, để du lịch Việt Nam vượt qua được những khó khăn, thách thức, đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh nói chung và phát triển du lịch xanh nói riêng, ngành du lịch cần quán triệt và thực hiện đầy đủ quan điểm, định hướng và thực thi đồng bộ, toàn diện các giải pháp phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, góp phần xây dựng nền kinh tế xanh và phát triển bền vững...

Năm 2023, ngành du lịch Khánh Hoà đón 7,2 triệu lượt khách lưu trú, tăng 182% so với cùng kỳ, vượt 80% so với kế hoạch. Doanh thu du lịch đạt hơn 33.000 tỷ đồng, tăng 142% so với năm 2022. Năm nay, địa phương đặt mục tiêu đón 9 triệu lượt khách lưu trú, trong đó có 3 triệu lượt khách quốc tế. Doanh thu du lịch đạt 41.100 tỷ đồng.

Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Thắp sáng tri thức nơi đảo xa - Bài 1: 'Ngọn hải đăng' trên đảo nhỏ

Hòa Bình đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành

Bắc Ninh bàn giải pháp gỡ khó cho phát triển và quản lý chợ

Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo khu vực miền Trung năm 2024

Bắc Ninh tổ chức gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt các tỉnh: Cà Mau, An Giang và 4 địa phương

Lạng Sơn thông báo tình hình thực hiện các dự án trọng điểm quý III/2024