Thứ hai 18/11/2024 06:18

Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở các tỉnh thành chưa đồng đều

Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở các tỉnh thành đang phát triển chưa đồng đều, kết quả hoạt động giữa các địa phương vẫn còn có khoảng cách.

Đây là chia sẻ của ông Bùi Trung Nghĩa - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia 2023 diễn ra chiều 21/12, tại Hà Nội.

Toàn cảnh Diễn đàn

Theo ông Bùi Trung Nghĩa, trong những năm qua, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã hình thành và phát triển tương đối nhanh.

Sau hơn hai năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, thu hút vốn đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam đã dần tăng trưởng trở lại, với 634 triệu USD năm 2022, và đạt 413 triệu USD trong nửa đầu năm 2023.

Đây là kết quả không nằm ngoài xu hướng sụt giảm trên toàn cầu của dòng vốn đầu tư mạo hiểm trước những điều chính cần thiết của dòng vốn đầu tư mạo hiểm trên thị trường theo hướng chọn lọc hơn, bền vững hơn và tập trung vào giải quyết những vấn đề của thị trường và xã hội.

Tuy nhiên, theo Báo cáo Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu của StartupBlink 2023, cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều lọt Top 200 hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu.

Cũng theo ông Bùi Trung Nghĩa, hiện nay, trên cả nước đã hình thành nhiều đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cả trong khu vực nhà nước, khu vực doanh nghiệp và cả từ các tổ chức quốc tế theo nhiều mô hình đa dạng, phong phú.

Khoảng 20 địa phương đã và đang hình thành các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, gần 100 cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy khởi nghiệp trên cả nước đã và đang hoạt động. Nhiều trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của quốc tế có hoạt động hoặc phối hợp để vận hành các không gian đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Nhờ đó, Việt Nam xếp thứ 58 trên bảng xếp hạng các hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu.

Tuy vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn cần tiếp tục được hoàn thiện để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được hình thành và phát triển.

Ngoài các hành lang pháp lý và các chính sách hỗ trợ, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam cần có các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo làm hạt nhân để huy động, khai thác, liên kết và tối ưu hóa các nguồn lực, đặc biệt là các thành quả trong nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ vào cuộc sống, từ địa phương, trung ương, từ khu vực doanh nghiệp và cả từ các tổ chức quốc tế.

Theo ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, năm 2023, chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam xếp hạng 46/132 quốc gia. Việt Nam cũng là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua, là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục có thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 13 năm liên tiếp.

Tại Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo kỳ lân, nhiều doanh nghiệp ở ngưỡng tiệm cận kỳ lân với mô hình kinh doanh độc đáo.

Nhiều tỉnh, thành như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Đà Nẵng… quan tâm đến các hoạt động khởi nghiệp, trong đó có khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cả về chiều rộng và chiều sâu. Những kết quả này thể hiện cố gắng, nỗ lực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VCCI, các tỉnh thành.

“Qua theo dõi, chúng tôi nhận thấy năm 2023 Chương trình khởi nghiệp Quốc gia có nhiều hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng khác biệt so với trước đây. Ban Kinh tế Trung ương đánh giá cao và ghi nhận hoạt động của Chương trình khởi nghiệp Quốc gia trong thời gian qua” - ông Nguyễn Đức Hiển nhấn mạnh.

Bên cạnh kết quả đạt được, theo ông Bùi Trung Nghĩa, qua thực tiễn, VCCI phối hợp với các địa phương triển khai xây dựng hệ sinh thái cho thấy, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở các tỉnh thành đang phát triển chưa đồng đều, kết quả hoạt động giữa các địa phương trong cùng khu vực vẫn còn có khoảng cách.

Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho các địa phương, ông Bùi Trung Nghĩa khuyến nghị, lãnh đạo của tỉnh, thành phố cần quan tâm chỉ đạo hoạt động kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp với các tổ chức hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng và với các doanh nghiệp lớn; đặt doanh nghiệp làm trọng tâm và hỗ trợ doanh nghiệp bằng các chính sách hỗ trợ thực tế.

Trong đó, hỗ trợ tài chính cho việc triển khai các ý tưởng và dự án khởi nghiệp ở giai đoạn đầu, các hình thức hỗ trợ lãi suất và cơ hội tham gia dự án cụ thể trong các doanh nghiệp lớn.

Bên cạnh đó, việc hỗ trợ xây dựng năng lực cho hệ sinh thái thông qua hoạt động đào tạo đội ngũ cố vấn/huấn luyện viên địa phương, giảng viên nguồn đủ năng lực để tham gia dẫn dắt, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng rất quan trọng.

Phát động Chương trình khởi nghiệp quốc gia 2024

Trong khuôn khổ của Diễn đàn, đã diễn ra lễ phát động Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia 2024. VCCI đã phối hợp cùng với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hội đồng cố vấn Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia thành lập hội đồng và tiến hành bình chọn các địa phương và trường đại học tiêu biểu xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp năm 2023.

Đồng thời diễn ra lễ công bố và trao chứng nhận các dự án đạt giải tại Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia 2023 với 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và các giải khuyến khích.

Ban Tổ chức công bố và trao chứng nhận cho dự án đạt giải nhất

Ông Lý Đình Quân - Tổng giám đốc Trung tâm Ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn, Phó Chủ tịch Hội đồng cố vấn Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (VSMA) - đánh giá, các dự án khởi nghiệp địa phương năm nay ngày càng nổi trội, đa dạng.

Các bạn trẻ đã biết tận dụng những lợi thế địa phương của mình làm nền tảng cho khởi nghiệp. Đặc biệt, hàm lượng tri thức ngày càng nhiều hơn, như dự án yến Cung Đình Huế biết khai thác giá trị văn hoá bản địa đặc sắc, kết hợp với nghề yến và định vị khách hàng cao cấp, thể hiện trình độ và năng lực tư duy khởi nghiệp có chiều sâu hơn.

Rất nhiều dự án có hàm lượng khoa học công nghệ từ quá trình nghiên cứu sâu như xử lý rác thải nhựa thành nhiên liệu hay sáng chế các loại máy socola mang thương hiệu Việt bằng trí tuệ Việt Nam là sự hãnh diện cho startup Việt. Hay dự án Pin nhiên liệu đa ứng dụng là quá trình từ nghiên cứu đến thương mại hoá rất kiên trì của startup.

Tuy nhiên, kỹ năng thuyết trình và cách giải quyết việc tiếp cận thị trường vẫn còn hạn chế về tư duy, cần có nhiều cố vấn khởi nghiệp hay hỗ trợ quá trình tăng tốc cho các dự án sẽ giải quyết tốt bài toán phát triển khách hàng và quản trị doanh nghiệp.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Đổi mới sáng tạo

Tin cùng chuyên mục

Breezing.in ghi điểm với giải pháp check-in tự động tại Automation World Vietnam 2024

Ra mắt báo cáo khởi nghiệp GenAI ASEAN đầu tiên tại Hà Nội

Phát động cuộc thi "Innogreenlife 2024 - Đổi mới sáng tạo vì cuộc sống xanh"

Cơ hội nhận 10.000 USD từ chương trình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Đà Nẵng xúc tiến đầu tư đổi mới sáng tạo với Hàn Quốc và Singapore

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng – SURF 2024

Khát khao đưa sản phẩm ớt rừng mang thương hiệu ''quê'' tới cộng đồng

Chi 35.000 USD tiền thưởng cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo về hiệu quả năng lượng

Giai đoạn 2024-2027, tiếp tục hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội thu được lợi ích lớn nhờ chuyển đổi số

Cuộc thi Sinh viên Công Thương với ý tưởng khởi nghiệp 2024: Nhiều ý tưởng được đầu tư thiên thần

Khởi nghiệp với sản phẩm chả ống tre độc đáo, chàng trai thu về tiền tỷ mỗi năm

MEGA US EXPO 2024 - kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc

Bình Phước: Khởi nghiệp với cốm gạo, cô gái 9x đoạt nhiều giải thưởng quốc tế

Kawai Startup Fair 2024: Ấn tượng với các màn gọi vốn

Startup Việt - Breezing.in tạo dấu ấn tại SaiGon Summit 2024

Điểm danh 3 Startup Việt Nam toả sáng tại sân chơi công nghệ InnovFest

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và câu chuyện khởi nghiệp của nhà khoa học trẻ

Phát động Cuộc thi Khởi nghiệp Xanh phát triển bền vững lần thứ 10

Thừa Thiên Huế: 5 lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nào được ưu tiên đầu tư?