Thứ hai 23/12/2024 14:33

Hệ lụy từ nợ xấu tài chính tiêu dùng

Nợ xấu vay tiêu dùng tăng nhanh, tình trạng “rủ nhau bùng nợ” dần phố biến, dẫn tới nhiều hệ lụy không chỉ với các công ty tài chính, mà cả với chính người đi vay.

Vì sao nợ xấu tài chính tiêu dùng liên tục gia tăng?

Covid-19 và bối cảnh kinh tế khó khăn khiến nhiều người thu nhập thấp, vốn là khách hàng công ty tài chính, gặp khó trong việc trả nợ. Điều này kéo theo tỷ lệ nợ xấu của nhóm khách hàng vay nợ và doanh nghiệp cho vay gia tăng nhanh thời gian qua, đồng thời buộc các doanh nghiệp phải trích lập dự phòng nhiều hơn, qua đó làm giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.

Nợ xấu của các công ty tài chính tính đến hết năm 2022 tăng 23,09% so cuối năm 2021 và có xu hướng tăng cao trong thời gian tới.

Cụ thể, số liệu của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho thấy, nợ xấu của các công ty tài chính tính đến hết năm 2022 tăng 23,09% so cuối năm 2021 và có xu hướng tăng cao trong thời gian tới.

Với giai đoạn 6 tháng đầu năm 2023, báo cáo tài chính của một số công ty tài chính cũng thể hiện điều này.

Với Công ty tài chính cổ phần Điện lực (EVNFinance), báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2023 ghi nhận tổng nợ xấu ở mức 347 tỷ đồng tại thời điểm 30/6/2023, tương ứng tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,13% - giảm 0,51% so thời điểm cuối năm 2022. Tuy nhiên, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) ở mức hơn 122 tỷ đồng tại thời điểm 30/6, chiếm 35,1% tổng nợ xấu và tăng tới 20,6% so thời điểm đầu năm.

Cũng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2022, EVNFinance đã trích lập dự phòng thêm khoảng 247,8 tỷ đồng - cao hơn rất nhiều so cùng giai đoạn năm 2022, gồm 45,9 tỷ đồng trích lập dự phòng chung và 201,9 tỷ đồng trích lập dự phòng cụ thể. Ngược lại, sử dụng 292,6 tỷ đồng để xử lý rủi ro tín dụng cụ thể, trong khi cùng giai đoạn năm 2022 chỉ là 16,4 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu của nhóm khách hàng vay nợ và doanh nghiệp cho vay gia tăng nhanh thời gian qua. (Ảnh minh họa: Vietnam+)

Với Công ty tài chính cổ phần Tín Việt (VietCredit), báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2023 ghi nhận tổng nợ xấu ở mức 819,3 tỷ đồng tại thời điểm giữa năm 2023, tương ứng tỷ lệ nợ xấu ở mức 20,1% - tăng 8,2% so thời điểm cuối năm 2022. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) và nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) lần lượt ở mức 312,1 tỷ đồng và 485,8 tỷ đồng tại thời điểm 30/6, tăng tới 33,7% và 102,9% so thời điểm đầu năm.

Đáng lưu ý, giá trị các khoản cho vay cá nhân của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 91,33% tính trên tổng dư nợ. Các khoản cho vay với cá nhân được doanh nghiệp phân loại vào khoản mục hoạt động dịch vụ cá nhân và cộng đồng khi phân loại dư nợ vay theo ngành.

Cũng trong giai đoạn này, VietCredit đã trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng thêm khoảng 398,4 tỷ đồng. Ngược lại, sử dụng 293,3 tỷ đồng để xử lý rủi ro tín dụng cụ thể.

Bối cảnh kinh tế khó khăn khiến khách hàng hạn chế vay, nhiều công ty tài chính còn phải đối mặt với làn sóng "bùng nợ" một cách có chủ đích từ phía khách hàng.
Để thu hút được tiền gửi của doanh nghiệp, các công ty tài chính phải huy động với lãi suất cao. (Ảnh minh họa: Vietnam+)

Bối cảnh kinh tế khó khăn khiến khách hàng hạn chế vay, nhiều công ty tài chính còn phải đối mặt với làn sóng "bùng nợ" một cách có chủ đích từ phía khách hàng. Nhiều khách hàng không trả nợ, vin vào lý do cơ quan chức năng gần đây "triệt phá đường dây đòi nợ", khởi tố, bắt giữ nhiều đối tượng thu hồi nợ theo kiểu "cưỡng đoạt tài sản".

Tại một cuộc họp về vấn đề này, ông Lê Quốc Ninh, Tổng Giám đốc Công ty tài chính MB Shinsei nhấn mạnh, các công ty tài chính tiêu dùng do Ngân hàng Nhà nước cấp phép được quản lý chặt chẽ vì được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật chung như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư. Đồng thời, phải tuân thủ Luật Các tổ chức tín dụng, các giới hạn bảo đảm an toàn hoạt động và các quy định khác của Ngân hàng Nhà nước.

Ngược lại, nhiều công ty không phải do Ngân hàng Nhà nước cấp phép đã lợi dụng tên công ty tài chính mở rộng mạng lưới vào các địa bàn khó tiếp cận người dân, cho vay vốn lãi suất rất cao dưới nhiều hình thức, như: cho vay nhanh, cho vay tiền mặt vào bất cứ thời điểm nào, chào lãi suất vay rất hấp dẫn nhưng cài cắm các chi phí khác rất cao…

Nhiều công ty không phải do Ngân hàng Nhà nước cấp phép đã lợi dụng tên công ty tài chính mở rộng mạng lưới vào các địa bàn khó tiếp cận người dân, cho vay vốn lãi suất rất cao dưới nhiều hình thức, như: cho vay nhanh, cho vay tiền mặt vào bất cứ thời điểm nào, chào lãi suất vay rất hấp dẫn nhưng cài cắm các chi phí khác rất cao…

Tổng Giám đốc Công ty tài chính MB Shinsei Lê Quốc Ninh

Với hoạt động đòi nợ, các đơn vị này đã dùng mọi hành vi, thủ đoạn manh động để ép người dân trả tiền. Hiện tượng này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, uy tín của các công ty tài chính, dẫn đến hoạt động cho vay gặp nhiều khó khăn.

Về hoạt động huy động vốn, ông Ninh cho biết, so với ngân hàng, công ty tài chính tiêu dùng bị hạn chế rất nhiều nghiệp vụ như: nhận tiền gửi cá nhân, làm dịch vụ thanh toán. Công ty tài chính cũng chỉ được phép huy động từ tiền gửi trên 12 tháng của doanh nghiệp, trong khi các doanh nghiệp thường có xu hướng gửi tiền ở các ngân hàng để hưởng thêm các dịch vụ tài chính đi kèm.

Để thu hút được tiền gửi của doanh nghiệp, các công ty tài chính phải huy động với lãi suất cao, từ đó ảnh hưởng đến lãi suất cho vay mà người vay phải trả.

Bên cạnh những vấn đề trên, lực lượng công an đã vào cuộc rất tích cực trong những tháng đầu năm, góp phần trấn áp tội phạm tín dụng đen, xử lý nghiêm các đối tượng đòi nợ thuê.

Nợ xấu là điểm nghẽn lớn của nền kinh tế. (Ảnh: TTXVN)
Tỷ lệ khách vay "không trả nợ" ngày càng cao; trong khi đó, chế tài với khách hàng này chưa có và việc khởi kiện lại khó thực hiện với các khoản nợ giá trị thấp.

Cùng với đó, một số khách hàng cố tình vin vào những tin tức về việc các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra mở rộng một số trụ sở, chi nhánh, văn phòng của các công ty tài chính do Ngân hàng Nhà nước cấp phép để cho rằng hoạt động thu hồi nợ của các công ty tài chính tiêu dùng này là phạm pháp, qua đó chây ỳ việc trả nợ và có hành vi thách thức lại cán bộ thu hồi nợ khi bị nhắc nợ nhiều lần.

Tỷ lệ khách vay "không trả nợ" ngày càng cao; trong khi đó, chế tài với khách hàng này chưa có và việc khởi kiện lại khó thực hiện với các khoản nợ giá trị thấp.

Thêm vào đó, gần đây xảy ra hiện tượng "rủ nhau" bùng nợ từ một bộ phận khách hàng sau những thông tin cơ quan điều tra khởi tố một số đối tượng đòi nợ "khủng bố", đòi nợ phản cảm nở rộ, gây những tác động xấu tới thị trường, ảnh hưởng lớn đến hoạt động thu nợ của các công ty tài chính.

Còn ông Lê Xuân Đồng, Giám đốc khối dịch vụ nghiên cứu thị trường và tư vấn của FiinGroup, chỉ ra các hành vi đòi nợ trái luật phổ biến như: gọi điện thoại chửi bới, đe dọa; gọi điện cho người thân, tung hình lên các mạng xã hội nhằm bôi xấu danh dự.

Những hệ lụy nhãn tiền

Nợ xấu vay tiêu dùng tăng nhanh, tình trạng “rủ nhau bùng nợ” dần phố biến, theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy không chỉ với các công ty tài chính, mà cả với chính người đi vay, những người xung quanh và xã hội.

Với người đi vay, việc không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, lần lữa việc trả nợ, thậm chí tìm cách trốn nợ… của người đi vay sẽ đẩy chính họ vào thế khó.

Việc không trả nợ đúng hạn sẽ làm phát sinh phí phạt trễ hạn. Mức phí phạt sẽ được quy định theo chính sách của ngân hàng, công ty tài chính nơi cấp khoản vay và không hề là khoản tiền nhỏ. Tiếp theo, mọi khoản nợ quá hạn dù chỉ 1 ngày đều được báo cáo và ghi nhận tại Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC).

“Nợ quá hạn càng lâu thì sẽ thuộc danh sách nhóm nợ càng cao. Khách hàng bị ghi nhận có nợ quá hạn tại CIC, thường gọi là ‘lịch sử tín dụng không tốt’, sẽ không còn cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng tại bất cứ ngân hàng hoặc công ty tài chính nào khác sau này”, đại diện VNBA phân tích và cho rằng, điểm tín dụng không chỉ là căn cứ để các tổ chức tín dụng ra quyết định cung cấp khoản tín dụng, mà còn có thể ảnh hưởng tới cơ hội đầu tư, việc tuyển dụng, xét visa du học của một cá nhân.

Nợ quá hạn càng lâu thì sẽ thuộc danh sách nhóm nợ càng cao. Khách hàng bị ghi nhận có nợ quá hạn tại CIC, thường gọi là ‘lịch sử tín dụng không tốt’, sẽ không còn cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng tại bất cứ ngân hàng hoặc công ty tài chính nào khác sau này.

Đại diện VNBA

Cũng theo đại diện VNBA, khi người vay không hoàn trả số tiền đã vay ở mức độ nghiêm trọng, các ngân hàng và công ty tài chính hoàn toàn có thể khởi kiện người vay ra Tòa án nhân dân nơi xảy ra hoạt động cho vay.

Trong trường hợp xác định có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan chức năng sẽ thực hiện điều tra và áp dụng các hình thức xử lý theo luật hiện hành, có thể bao gồm phạt hành chính, tịch thu tài sản, hay truy tố.

Việc không trả nợ đúng hạn sẽ làm phát sinh phí phạt trễ hạn. (Ảnh: TTXVN)
Với việc tìm mọi cách để “bùng nợ” vay từ ngân hàng, công ty tài chính tiêu dùng, những con nợ không chỉ đối diện với nguy cơ tiền mất tật mang, mà còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Còn theo Luật sư Nguyễn Hồng Thái, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, cho biết quy định của pháp luật hiện hành có quy định về thời hạn đòi nợ. Do đó, khi đến với nhau bằng quan hệ vay dân sự thì phải có trách nhiệm trả nợ, đây là trách nhiệm vay dân sự của người đi vay, khi đã vay thì phải trả hết.

Với việc tìm mọi cách để “bùng nợ” vay từ ngân hàng, công ty tài chính tiêu dùng, những con nợ không chỉ đối diện với nguy cơ tiền mất tật mang, mà còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Thứ nhất, nếu khi đi vay, người vay đã xác định làm giả giấy tờ, cung cấp số điện thoại, thông tin cá nhân sai để không liên hệ được thì đây được xác định là hành vi "Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản" được quy định tại Bộ luật Hình sự;

Thứ hai, nếu đã cung cấp đầy đủ nhưng vẫn “bùng”, trốn trách nhiệm trả nợ. Con nợ sẽ bị xử lý theo Điều 175, Bộ luật Hình sự với tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Nếu cơ quan điều tra có đầy đủ căn cứ sẽ bị khởi tố hình sự;

Thứ ba, trường hợp người đó đi vay nợ nhưng không có ý định vay tiền mà nảy sinh ý định chiếm đoạt khoản tiền này ngay từ ban đầu (trước khi đi vay tiền), hoặc sử dụng các thông tin giả mạo, gian dối để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị xử lý theo Điều 174, Bộ luật Hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Khung hình phạt của 2 tội này cao nhất từ 12 năm lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Với doanh nghiệp tài chính tiêu dùng, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA), cho biết việc “bùng nợ” của khách hàng khiến ngân hàng và công ty tài chính phải tăng chi phí cho hoạt động nhắc nợ, đòi nợ ở các khâu, gồm: vận hành, nhân lực và chi phí pháp lý. Ngoài ra, theo quy định của cơ quan quản lý, các tổ chức cho vay bắt buộc phải trích lập dự phòng theo tình hình nợ xấu thực tế, làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng kinh doanh.

nhandan.vn
Bài viết cùng chủ đề: Tài chính ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Nhận diện thách thức, tìm cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

Thêm tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Đề xuất rút ngắn quy trình niêm yết chứng khoán xuống 30 ngày