Thứ hai 25/11/2024 03:47

Hậu quả của cuộc xung đột Israel-Hamas đối với nền kinh tế toàn cầu

Xung đột giữa Israel-Hams nếu lan rộng có thể gây chấn động khắp thế giới vì Trung Đông là nguồn cung đồng thời là tuyến đường vận chuyển năng lượng quan trọng.

Sự leo thang của cuộc xung đột quân sự giữa /chu-de/chien-su-israel-hamas.topic đe dọa nền kinh tế thế giới không chỉ với giá dầu tăng mạnh, ngoài ra, nếu có nhiều quốc gia tham gia vào xung đột thậm chí sẽ xảy ra suy thoái kinh tế và tăng trưởng toàn cầu chậm lại rõ rệt.

Một ví dụ nổi bật về việc xung đột ở Trung Đông có thể gây ra biến động trên toàn thế giới như thế nào là Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1973. Vào những năm 70, cuộc xung đột đã dẫn đến hậu quả dưới hình thức cấm vận dầu mỏ và tình trạng lạm phát đình trệ kéo dài nhiều năm ở các nền kinh tế lớn.

Theo kịch bản thứ nhất, trong tình huống xung đột không vượt ra ngoài cuộc đối đầu Israel-Hamas, giá dầu có thể tăng từ 3-4 USD/thùng. Tác động đến nền kinh tế toàn cầu theo kịch bản này sẽ ở mức tối thiểu, đặc biệt nếu Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) bù đắp lượng dầu thiếu hụt từ Iran bằng công suất dự phòng.

Hậu quả sau cuộc không kích của Israel vào Dải Gaza

Trong một cuộc phỏng vấn tại cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ quốc tế ở Maroc, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, bà không thấy dấu hiệu của “những tác động kinh tế lớn” ở giai đoạn này. Bà Yellen nói: “Điều cực kỳ quan trọng là bảo đảm xung đột không lan rộng”.

Trong kịch bản thứ hai, cuộc xung đột sẽ biến thành một cuộc chiến ủy nhiệm, khi đó là những cuộc giao tranh đang diễn ra giữa các đại diện của Hezbollah, một lực lượng chính trị và quân sự có ảnh hưởng ở Lebanon được Iran hỗ trợ. Trong trường hợp này, xung đột có thể sẽ lan sang Lebanon và Syria, nơi các lực lượng thân Iran đóng quân.

Cùng với sự tham gia có thể có của các nước láng giềng vào cuộc khủng hoảng, chẳng hạn như Ai Cập và Tunisia, nơi có thể bắt đầu bất ổn chính trị, những sự kiện như vậy có thể dẫn đến sự suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống còn 2,4%.

Yair Golan, cựu phó tham mưu trưởng quân đội Israel đánh giá: “Iran và Hezbollah đang theo dõi và đánh giá tình hình. Nếu Hezbollah tham gia vào cuộc xung đột hiện nay thì thời điểm có thể là sau khi Israel bắt đầu chiến dịch trên bộ ở /chu-de/dai-gaza.topic”.

Trong cuộc chiến Israel-Hezbollah ngắn ngủi nhưng đẫm máu năm 2006, dầu thô đã tăng 5 USD/thùng. Với kịch bản xảy ra một cuộc chiến ủy nhiệm, giá dầu thế giới có thể tăng khoảng 10% so với hiện nay. Giá dầu cao hơn cũng sẽ làm tăng thêm khoảng 0,2 điểm phần trăm vào lạm phát toàn cầu - giữ ở mức gần 6% và duy trì áp lực lên các ngân hàng trung ương trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ ngay cả khi tăng trưởng đáng thất vọng.

Trong kịch bản thứ ba, một cuộc xung đột trực tiếp khó xảy ra nhưng cực kỳ nguy hiểm giữa Israel và Iran - các chuyên gia dự đoán một cuộc suy thoái toàn cầu và giá dầu sẽ tăng lên 150 USD/thùng. Giá dầu tăng mạnh sẽ làm chệch hướng nỗ lực kiềm chế giá cả trên toàn thế giới - khiến lạm phát toàn cầu ở mức 6,7% trong năm tới.

Quân đội Israel

Hasan Alhasan, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho hay: “Không ai trong khu vực, kể cả Iran, muốn thấy xung đột Israel-Hamas leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện. Điều đó không có nghĩa là kịch bản này sẽ không xảy ra, đặc biệt là khi bị kích động. Khả năng tính toán sai lầm là rất lớn”.

Trong một cuộc đối đầu giữa Israel và Iran, “Tehran có thể sẽ tìm cách kích hoạt toàn bộ mạng lưới các lực lượng ủy nhiệm và đối tác của mình ở Syria, Iraq, Yemen và Bahrain”, Alhasan nhận định.

“Sẽ có một danh sách dài các mục tiêu cứng và mềm của phương Tây trong khu vực bị nhắm đến”. Trong kịch bản này, căng thẳng giữa các siêu cường gia tăng sẽ làm tăng thêm tình trạng bất ổn.

Vẫn chưa rõ xung đột hiện nay giữa Israel-Hamas sẽ phát triển theo hướng nào nhưng có một điều chắc chắn là “hi vọng về một Trung Đông ổn định hơn đang tan thành mây khói”. Trong những năm gần đây, việc xích lại gần nhau giữa Saudi Arabia và Iran, cũng như các hiệp ước hòa bình giữa Israel và một số quốc gia Arab đã làm tăng kỳ vọng rằng Trung Đông có thể chấm dứt hàng thập kỷ xung đột. Tuy nhiên, một “đám cháy lớn” đã lại nhen nhóm và căng thẳng ở Trung Đông rõ ràng chưa bao giờ thực sự biến mất.

Trước đó, giá khí đốt ở châu Âu đã tăng giá gần 15% trong bối cảnh lượng mua từ Israel của Ai Cập giảm, xảy ra sau khi hoạt động sản xuất tại mỏ Tamar bị đình chỉ do chiến sự.

Theo phân tích của công ty Rystad Energy của Mỹ, cuộc xung đột tại Trung Đông tiếp tục leo thang hoặc kéo dài sẽ có những tác động lớn đến thị trường khí đốt khu vực, dù Israel dư cung khí đốt và đang hỗ trợ nhu cầu đang gia tăng của Ai Cập và Jordan.

Rystad Energy cảnh báo rằng rủi ro lớn nhất đối với nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của châu Âu là sự ổn định hoạt động xuất khẩu khí đốt của Ai Cập trong bối cảnh mùa Đông đang tới gần.

Bình Nguyên (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/11: Nga sắp bao vây vùng chiến sự; Ukraine khẩn trương đối phó với vũ khí mới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 23/11/2024: Xung đột ở Ukraine đang bước vào giai đoạn quyết định; NATO-Ukraine tổ chức họp khẩn

EU và Trung Quốc tiến gần đến thỏa thuận xóa bỏ thuế quan đối với ô tô điện

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Toàn cảnh thế giới 22/11: Nga hé lộ bí mật tên lửa siêu thanh; Israel nã pháo vào Beirut

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/11: Nga tấn công ồ ạt vào Kurakhove; Ông Zelensky có động thái mới về Crimea

Hungary kêu gọi phương Tây nghiêm túc xem xét vụ phóng tên lửa Oreshnik của Nga

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/11: Hứng ‘mưa tên lửa’ siêu thanh, Ukraine kêu gọi ứng phó ‘khẩn cấp’

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Chiến sự Nga-Ukraine 22/11/2024: Ông Putin gửi tín hiệu tới phương Tây; Nga đạt tiến bộ đáng kể ở Donbass và Novorossiya

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominica đang mở ra nhiều triển vọng hợp tác

Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominica

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Điện Kremlin cảnh báo xung đột 'leo thang' sau vụ phóng tên lửa Storm Shadow từ Ukraine