Thứ hai 21/04/2025 20:35

Hậu Giang: Phát hiện vụ kinh doanh sách giáo khoa giả lớn nhất từ trước đến nay

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang đang tạm giữ gần 80.000 quyển sách giáo khoa có dấu hiệu giả mạo trên địa bàn, trị giá hàng hóa gần 1,4 tỷ đồng.

Ngày 16/7/2024, Đội Quản lý thị trường số 1 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế - Môi trường Công an tỉnh, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam tại Cần Thơ, chính quyền địa phương thực hiện kiểm tra địa điểm tập kết, lưu trữ, kinh doanh sách giáo khoa tại đường số 1, khu dân cư Tây Đô EcoPark, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.

Thời điểm kiểm tra, hoạt động kinh doanh tại địa điểm tập kết, lưu trữ, kinh doanh sách giáo khoa không số nhà, không treo gắn bảng hiệu tại đường số 1, khu dân cư Tây Đô EcoPark, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang diễn ra bình thường.

Lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với cơ quan chức năng phát hiện gần 80.000 quyền sách giáo khoa nghi giả mạo (Ảnh: Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang).

Thời điểm trên, chủ cơ sở là ông Nguyễn Phong Lai (đăng ký thường trú tại Thới Tân B, xã Trường Thắng, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ) không cung cấp được cho Đoàn kiểm tra Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Đoàn kiểm tra nhận thấy, hàng hóa là sách giáo khoa mang nhãn hiệu hàng hóa, bao bì hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam (theo nhận định ban đầu của người đại diện Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam tại Cần Thơ như: trên bìa sách giáo khoa thể hiện thông tin Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, mặt sau không có tem chống giả).

Chủ cơ sở cũng không cung cấp được hóa đơn chứng từ có liên quan đến hàng hóa. Tổng số lượng sách giáo khoa mang nhãn hiệu hàng hóa, bao bì của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam (SGK các loại từ Lớp 1 đến Lớp 12).

Đến chiều ngày 18/7/2024, qua 2 ngày kiểm điếm, phân loại số lượng, chủng loại tổng số lượng sách giáo khoa mang nhãn hiệu, bao bì hàng hóa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam là 79.103 quyển các loại, tổng trị giá hàng hóa được tính theo giá ghi trên sách giáo khoa là trên 1,37 tỷ đồng.

Hiện vụ việc đang được tiếp tục xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.

Đây là vụ việc được phát hiện và bắt giữ lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Hậu Giang liên quan sách giáo khoa giả (Ảnh: Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang).

Theo Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang, để chuẩn bị cho năm học mới 2024-2025, phụ huynh và các em học sinh khi lựa chọn mua sách giáo khoa để học nên lựa chọn địa điểm kinh doanh uy tín trên địa bàn tỉnh và chú ýmặt trước bìa sách có in “NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM”, mặt sau của trang bìa sách giáo khoa có tem chống giả.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang cũng cho biết, thời gian tới, tiếp tục thực hiện các văn bản chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường, UBND tỉnh, đơn vị sẽ chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý địa bàn, phân công công chức thực hiện các biện pháp nghiệp tổ chức thực hiện giám sát các đối tượng kinh doanh có dấu hiệu vi phạm trên các lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mai và hàng giả trên địa bàn tỉnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chân chính.

Diệu Linh
Bài viết cùng chủ đề: sách giáo khoa

Tin cùng chuyên mục

Bất cập ngăn chặn sữa giả: Quản lý thị trường muốn xác định hàng giả phải có phản ánh

Vụ sữa giả: Không vùng cấm, không ngoại lệ trong kiểm tra, kiểm soát

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình

Quản lý, phát triển thị trường trong nước: Không còn hỗ trợ, phải dẫn dắt

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, tăng cường phối hợp xử lý triệt để

Bổ nhiệm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hải Phòng

Hải Phòng: Tiếp nhận, tổ chức lại Cục Quản lý thị trường

TP. Hồ Chí Minh: Tiếp nhận lực lượng quản lý thị trường từ Bộ Công Thương

Hải quan Việt Nam đẩy mạnh chống buôn lậu rác thải nguy hại

Hải quan lật tẩy loạt thủ đoạn buôn lậu nổi cộm

Tạm đình chỉ hai nhãn hiệu bột ngọt KJMOTO và HAN'EI SURU

Hà Nội: Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Long Biên

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lai Châu

Công nghệ AI đang tiếp tay cho buôn lậu thuốc lá?

Lạng Sơn: Xử lý hộ kinh doanh bán bia, nước ngọt... quá hạn sử dụng

Lạng Sơn: Tạm giữ 1,5 tấn móng giò lợn không nguồn gốc

Không có vùng cấm trong công tác chống buôn lậu đường cát

Lạng Sơn: Tạm giữ 1,3 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Phú Thọ: Tiêu hủy gần 6.000 đôi giày giả mạo nhãn hiệu