Thứ tư 14/05/2025 06:06

Hàng nghìn người tham gia rước nước hội đền Trần Thái Bình

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, chiều ngày 10/2 (tức 13 tháng Giêng Âm lịch) hàng nghìn người dân đã tập trung đông nghẹt tham gia lễ rước nước.

Lễ rước nước, tái hiện cuộc sống của tổ tiên nhà Trần trước khi lên làm vua gắn với nghề chài lưới trên sông.

Ngày nay, nghi lễ này đã trở thành nghi thức gắn với tín ngưỡng cầu nước, cầu cho mùa màng tươi tốt cũng như báo công đến các vị vua của cư dân vùng châu thổ sông Hồng sau một năm sản xuất. Theo ghi nhận, hàng nghìn người dân lẫn đông đảo du khách thập phương đã tập trung đông nghịt để tham gia lễ rước nước đền Trần tỉnh Thái Bình.

Phóng viên Báo Công Thương đã ghi lại hình ảnh nghi lễ độc đáo này trong Lễ hội đền Trần:

Lễ rước nước ở Lễ hội đền Trần Thái Bình là loại hình văn hóa dân gian, một nghi thức tâm linh đặc sắc với ước vọng cầu cho mưa thuận gió hòa, âm dương tương hợp; đồng thời mang ý nghĩa tri ân tổ tiên nhà Trần, một vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới gắn với sông nước.

Nghi lễ này được thực hiện trước khi chính thức diễn ra lễ khai hội đền Trần Thái Bình vào tối ngày 10/2.

Từ 13h chiều ngày 10/2, đoàn rước bắt đầu di chuyển từ Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt đền thờ và lăng mộ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Năm nay, đoàn rước nước có gần 1 nghìn người tham gia, kéo dài khoảng 3 km.
Đoàn rước nước bắt đầu từ Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt đền thờ và lăng mộ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) và di chuyển khoảng hơn 3 km đến bến Nhật Tảo trên sông Hồng. Tại đây, 3 phương tiện thủy đã chờ sẵn để đưa nước về.
Theo các bậc cao niên xã Tiến Đức (huyện Hưng Hà), nơi lấy nước được gọi là Ngã ba Tuần Vường - nơi giao nhau của ba con sông lớn: Sông Luộc, sông Hồng và sông Thái Bình. Dòng nước trong mát, thanh tịnh nơi đây sẽ được dâng lên các vị vua Trần.
Khi nước thiêng về đến đền, các làng và các đoàn cùng thực hiện tế lễ. Ba đến năm ngày tế lễ, nước ở trong chum được lấy ra phân phát cho các giáp (làng) mang về chia cho các gia đình trong thôn, làng để lấy phúc.
Dọc đường đi tới bến sông, cờ lễ hội cắm rợp trời, chiêng trống vang lừng, nhân dân đứng chật hai bên đường xem lễ hội…
Nghi lễ rước nước được phục dựng từ năm 2010 và duy trì thực hiện cho đến nay. Đây là nét đẹp văn hoá truyền thống của người dân địa phương và nghi thức đầu tiên trong Lễ hội đền Trần (Thái Bình).
Hình tượng rồng không thể thiếu trong lễ rước nước đền Trần Thái Bình.
Hàng nghìn người dân địa phương tập trung tại bến đò chứng kiến lễ rước nước.
Thuyền rước nước được chuẩn bị sẵn tại bến Nhật Tảo. Nước được lấy tại ngã ba sông, sau đó tiếp tục được rước bộ về đền Trần Thái Bình vào khoảng 16h chiều cùng ngày.
Theo ghi nhận, đến lúc này, mọi công tác chuẩn bị cho chương trình khai mạc Lễ hội đền Trần Thái Bình Xuân Giáp Thìn 2024 được tổ chức vào 19h tối nay (10/2, tức ngày 13 tháng Giêng) đã hoàn tất.
Được biết, năm nay, chính quyền địa phương có nhiều đổi mới trong tổ chức lễ hội, nhất là lễ khai mạc được đầu tư công phu, kỹ lưỡng, hứa hẹn nhiều bất ngờ cho nhân dân địa phương, du khách gần xa.
Thái Mạnh
Bài viết cùng chủ đề: Thái Bình

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Khánh thành cảng container quốc tế gần 7.000 tỷ đồng

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Hải Phòng: Khánh thành Bến cảng Container quốc tế số 3, 4

Đảm bảo hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Những mặt hàng nào được đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng?

Quốc hội xem xét loạt cơ chế đặc thù để phát triển TP. Hải Phòng

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở ra chương mới hợp tác với các nước bạn bè truyền thống

Hoàn thiện khung pháp lý cho đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, cải thiện môi trường kinh doanh

Chính phủ đề xuất 41 chính sách đặc thù cho Hải Phòng đúng dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng

Bố trí kinh phí kịp thời cho người lao động khi sắp xếp bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Belarus

Việt Nam - Belarus nhất trí tăng kim ngạch xuất nhập khẩu

Siết chặt xử lý 7 hành vi gây lãng phí nghiêm trọng