Thứ năm 14/11/2024 16:32

Hàng hóa Việt Nam: Nhiều cơ hội tiếp cận thị trường Italia

Italia có thị trường rất lớn với gần 60 triệu dân. Vì vậy, hàng hóa Việt Nam đang có nhiều cơ hội tiếp cận nhờ các ưu đãi về thuế quan trong Hiệp định EVFTA.

Italia có thị trường rất lớn với gần 60 triệu dân và 60 triệu du khách quốc tế. Vì vậy, hàng hóa Việt Nam đang có nhiều cơ hội tiếp cận nhờ các ưu đãi về thuế quan trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Theo Thương vụ Việt Nam tại Italia, bất chấp những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Italy vẫn đạt 3,18 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, xuất khẩu đạt 2,32 tỷ USD, tăng 26,6% so với cùng kỳ năm trước. Hàng xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là máy móc, thiết bị, điện thoại, linh kiện, máy vi tính và linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng, sắt thép, cà phê, hàng dệt may, thủy sản.

Thủy sản đang có nhiều thuận lợi khi xuất khẩu sang Italia

Đà tăng trưởng cùng với các cam kết cắt bỏ thuế quan của Hiệp định EVFTA dư địa để hàng hóa Việt Nam tiếp tục xâm nhập thị trường Italia trong thời gian tới rất lớn. Thương vụ Việt Nam tại Italia cho biết, một số lĩnh vực Việt Nam có thể tận dụng EVFTA để thúc đẩy phát triển hơn nữa tại thị trường Italia như: Động cơ điện, điện thoại, linh kiện, mật ong, hàng dệt may, y tế, dược phẩm, máy móc, thiết bị và phụ tùng, đồ gỗ. Đặc biệt, hàng thủy sản có tới 51,8% các dòng thuế đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, 25,4% dòng thuế được giảm dần trong vòng 4 năm, 18,3% số dòng thuế giảm dần trong vòng 6 năm và 4,5% số dòng thuế giảm dần trong vòng 8 năm. Với hàng nông sản như chè, cà phê, 100% số dòng thuế được xóa bỏ về 0%; quế, hoa hồi, hạt tiêu, hạt điều, hoa quả có tới 86,3% số dòng thuế sẽ về 0%...

Tuy nhiên, các khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường Italia đó là các tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định về chứng nhận, bao bì... Mặt khác, môi trường pháp lý của Italia rất phức tạp, đôi khi thiếu sự minh bạch, rõ ràng và hiệu quả; các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, an toàn hoặc về môi trường được đưa ra các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật cao, thậm chí còn cao hơn cả những yêu cầu cơ bản của EU.

Ngoài ra, truyền thống thương mại của người Italia vốn hay sử dụng ngôn ngữ tiếng Italia đã quen với các đối tác ở châu Âu, Nam Mỹ và châu Phi là nơi có nhiều người châu Âu, người gốc Italia kinh doanh. Các doanh nghiệp lớn của Việt Nam hay doanh nghiệp FDI đang có quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp đa quốc gia và Italia đã có thị trường tương đối ổn định nhưng doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam với quy mô sản xuất còn nhỏ, giá và mẫu mã chưa cạnh tranh được với hàng hóa một số nước khác.

Để tiếp cận thị trường Italia, Thương vụ Việt Nam tại Italia lưu ý một số điểm với doanh nghiệp. Cụ thể: Khi trao đổi thư từ với các công ty Italia, đặc biệt là những lần liên hệ ban đầu, nên được ưu tiên bằng tiếng Italia; tiền tệ chính thức ở Italia là Euro, USD không được chấp nhận rộng rãi. Đặc biệt, việc vun đắp và duy trì các mối quan hệ cá nhân là điều cần thiết để kinh doanh ở Italia... Bên cạnh đó, cần nắm bắt một số phong tục, tập quán trong quá trình gặp gỡ các đối tác Italia. Mặt khác, thói quen kinh doanh của người Việt Nam dựa vào cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại các nước có cộng đồng Việt Nam lớn như ở Đức, Séc, Rumani... sẽ không hiệu quả đối với thị trường Italia.

Thương vụ Việt Nam tại Italia đặc biệt khuyến nghị, doanh nghiệp phải rất thận trọng trong việc ký kết hợp đồng với các điều khoản thanh toán, sử dụng những phương thức thanh toán an toàn. Thường xuyên liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài để phối hợp xác minh tính chính xác các thông tin đối tác, tránh bị lừa đảo.
Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Hệ sinh thái tận dụng FTA - giải pháp để xuất khẩu điều thoát 'kiếp gia công', tăng giá trị

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Hệ sinh thái FTA - động lực và nền tảng vững chắc hơn cho xuất khẩu da giày

Tuân thủ các quy định SPS trong Hiệp định EVFTA

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Tận dụng EVFTA, xuất khẩu da giày tăng tốc vào EU

Hiệp định EVFTA giúp hàng Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh, tăng thị phần tại Thụy Điển

Hiệp định EVFTA thúc đẩy thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam

Hiệp định EVFTA - khơi thông dòng chảy cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp

Các cam kết từ EVFTA: Động lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

'Xanh hóa' để làm chủ cuộc chơi trong hiệp định EVFTA

Ngành dệt may giải bài toán xuất xứ hàng hoá trong hiệp định EVFTA

Hiệp định EVFTA: Thu hút đầu tư, tạo sức bật cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

"Đường cao tốc" để nông sản Việt chinh phục thị trường EU

4 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Hợp tác thương mại Việt Nam - EU vươn lên tầm cao mới

Thực thi hiệu quả EVFTA, tạo xung lực mới trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Italia

Xuất khẩu sang các thị trường có FTA phục hồi, tăng trưởng tích cực

Việt Nam là một trong 3 điểm đến hàng đầu của doanh nghiệp EU

EuroCham: Hiệp định EVFTA thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - EU

Hàng Việt Nam ngày càng rộng cửa xuất khẩu sang Hungary nhờ Hiệp định EVFTA