Thứ sáu 15/11/2024 10:21

Haicatex: Sử dụng năng lượng hiệu quả

Trung bình mỗi năm, Công ty Cổ phần Dệt Công nghiệp Hà Nội (Haicatex) tiết kiệm được hơn 270 triệu đồng chi phí nhờ sử dụng năng lượng hiệu quả. Năm 2020, Haicatex đã được UBND TP. Hà Nội chứng nhận Cơ sở sử dụng năng lượng xanh (5 sao).

Haicatex hiện có 2 xí nghiệp chuyên sản xuất các loại vải dành cho các lĩnh vực: Công nghiệp, xây dựng, giao thông… Để phục vụ hoạt động sản xuất, công ty sử dụng hai loại năng lượng chính là điện và nhiệt với tổng mức tiêu thụ lên đến 2.345 TOE/năm. Tuy nhiên, trước tình hình giá điện và nhiên liệu đốt khác ngày càng tăng và chiếm đến 5% giá thành sản xuất sản phẩm, ngay từ những năm 2014, Haicatex đã thành lập Ban Quản lý năng lượng nhằm triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng, nguyên nhiên vật liệu đầu vào… đồng thời, ưu tiên ứng dụng các giải pháp quản lý nội vi trước khi áp dụng các giải pháp có đầu tư.

Máy dệt của công ty được lắp thiết bị biến tần

Với sự hỗ trợ từ các chuyên gia kiểm toán năng lượng, công ty đã bố trí lại lao động, thực hiện làm việc theo ca kíp, tránh sử dụng nhiều điện vào giờ cao điểm. Việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị được quản lý theo tiêu chuẩn ISO; đồng thời, xây dựng cơ chế quản lý năng lượng, nguyên nhiên vật liệu dựa trên việc đưa ra các định mức tiêu thụ năng lượng và chi phí sản xuất cho một sản phẩm. Công ty cũng đã thay thế các bóng đèn có hiệu suất thấp bằng các bóng đèn có hiệu suất cao, nhờ đó đã tiết kiệm được 35% năng lượng chiếu sáng; thay thế bóng đèn cao áp halogen bằng bóng natri giúp tiết kiệm 40% điện năng tiêu thụ.

Tiếp theo đó từ năm 2017 -2019, công ty đã áp dụng các giải pháp có đầu tư như: Lắp đặt hệ thống biến tần 75kW cho 2 quạt cấp nhiệt khu nhúng keo; lắp biến tần cho động cơ điều khiển ghi lò 2,2 kW, động cơ hút keo 22kW và quạt thải gió lò 22kW; đồng thời lắp hệ thống quạt hút trong khu vực sản xuất, cải thiện môi trường sản xuất tăng năng suất và tăng tuổi thọ cho thiết bị, giải pháp này giúp giảm nhiệt độ khu vực sản xuất từ 470C xuống 320C.

Haicatex cũng đã đầu tư hệ thống bảo ôn thân lò và hệ thống dẫn dầu nóng từ lò đến khu vực nhúng keo giúp tiết kiệm nhiên liệu. Cùng với đó, tại xí nghiệp Vải không dệt 1 và 2 công ty đã cải tạo để tăng cường tận dụng hoàn toàn ánh sáng tự nhiên vào ban ngày, giải pháp này đã giúp công ty tiết kiệm khoảng 10 triệu đồng tiền điện mỗi năm.

Đặc biệt, công ty đã xây dựng và vận hành hệ thống giám sát, theo dõi tiêu thụ năng lượng. Các công đoạn, quy trình sản xuất của công ty đều được tự động hóa thông qua các phần mềm cài đặt sẵn. Theo tính toán, tổng mức tiết kiệm năng lượng từ ứng dụng công nghệ tự động hóa của Haicatex đạt 182.909kWh tương đương với tỷ lệ 11,4%. Trong các giải pháp đã thực hiện thì giải pháp lắp biến tần cho động cơ ghi lò có mức tiết kiệm lớn nhất (30%), với thời gian hoàn vốn là 5 năm. Bên cạnh đó, công ty cũng đã dùng lò tải nhiệt sử dụng năng lượng sinh khối là mùn cưa ép, nhiệt dùng để sấy vải với công suất lò 10 triệu Gj/h (10.000 Mj/h). Tỷ lệ sử dụng năng lượng sinh khối đạt 43%.

Như vậy, thông qua kiểm toán năng lượng, từ năm 2017-2019, Haicatex đã tiết kiệm được 548.727 kWh tương đương với số tiền tiết kiệm 814 triệu đồng. Hiện công ty đặt mục tiêu giai đoạn 2020-2024 tiết kiệm được 914.545kWh, góp phần giảm chi phí sản xuất nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm.

Ông NGUYỄN THANH HẢI- Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội:

Phát triển mô hình sử dụng năng lượng xanh cho các cơ sở sản xuất công nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn TP. Hà Nội.

Thu Hường

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh trong tháng 10

Gấp rút sửa đổi Luật Điện lực tạo đà cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giải bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Tòa nhà Bảo tàng Hà Nội: Tiết kiệm năng lượng nhờ thiết kế xanh

Thừa Thiên Huế: Đâu là nguyên nhân khiến sản xuất điện giảm trong 10 tháng đầu năm?

Chính sách năng lượng Mỹ: Chuyển đổi lớn dưới thời ông Donald Trump?

Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu tháng 10 tăng 7%

PC Đắk Lắk: Tăng cường tuyên truyền an toàn điện trong thời điểm giá nông sản tăng cao

Cách tính hóa đơn tiền điện trong tháng điều chỉnh giá như thế nào tại 21 tỉnh thành phía Nam?

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Vượt kế hoạch tiến độ tháng 10/2024