Thứ tư 25/12/2024 23:43

Hải Phòng áp dụng các quy định mới về quản lý chất thải rắn

Theo UBND TP. Hải Phòng từ năm 2024, Hải Phòng sẽ áp dụng quy định mới về quản lý chất thải rắn với nguyên tắc coi chất thải là tài nguyên.

Lưu giữ tạm thời chất thải rắn sinh hoạt

Theo đó, việc lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt được quy định tại nguồn sau phân loại phải được lưu chứa trong bao bì (túi) hoặc thiết bị lưu giữ (thùng) riêng biệt, có dấu hiệu nhận biết loại chất thải hoặc theo các quy định hiện hành của pháp luật. Bao bì (túi), thiết bị lưu giữ (thùng) chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại phải đáp ứng các yêu cầu sau: Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có khả năng chống thấm, không làm rò rỉ nước rỉ rác và có kích thước phù hợp với lượng chất thải, thời gian lưu giữ. Bao bì (túi) phải được buộc kín, thiết bị lưu giữ (thùng) phải có nắp đậy kín để đảm bảo không phát tán mùi.

Việc thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người.

Chủ đầu tư toà nhà cao tầng, khu chung cư, trung tâm thương mại kết hợp chung cư phải bố trí trong khuôn viên khu vực, lưu chứa chất thải rắn sau phân loại (bao gồm cả chất thải nguy hại) đảm bảo thuận lợi cho các hộ gia đình, cá nhân sinh hoạt tại các khu vực này.

Về lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực công cộng: Tại công viên, khu vui chơi, giải trình, kinh doanh, dịch vụ tập trung, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và những nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người phải bố trí các thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt có dán nhãn trên nắp thùng, trên thân thùng bằng chữ in cho 3 nhóm: chất thải có thể tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm và chất thải sinh hoạt khác.

Khuyến khích bổ sung các chữ nhỏ hoặc hình ảnh liệt kê cơ bản các loại chất thải rắn sinh hoạt bên dưới các chữ chất thải có thể tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm và chất thải sinh hoạt khác để thuận tiện cho việc người dân phân loại vào các thùng rác. Các thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt phải có kích cỡ phù hợp với thời gian lưu giữ, đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và trật tự giao thông. Địa điểm, vị trí, khu vực bố trí các thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại tại khu vực công cộng do UBND cấp huyện xác định, đảm bảo thuận tiện cho công tác thu gom, lưu giữ.

Đối với các khu vực đông dân cư, khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, tần suất thu gom không quá 24 giờ, khu dân cư thưa thớt tần suất thu gom không quá 48 giờ. Trừ trường hợp đột xuất, hạn chế thu gom, vận chuyển trong giờ cao điểm, không tập kết xe gom, xe vận chuyển tại các địa điểm dễ gây ùn tắc giao thông. Phương tiện thu gom, vận chuyển cả 2 loại chất thải thực phẩm, chất thải sinh hoạt phải có 2 ngăn chứa, biển báo riêng biệt tránh nhầm lẫn.

Các cá nhân, tổ chức để tồn đọng, phát sinh chất thải trên diện tích đất của mình phải chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển, phun khử mùi trong vòng 36 giờ từ khi có phản ánh hoặc yêu cầu của chính quyền địa phương. UBND cấp xã chịu trách nhiệm trước UBND cấp quận huyện nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường trên địa bàn.

Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm tái chế, thân thiện môi trường

Đối với các chất thải rắn cồng kềnh không thể tái sử dụng, chủ nguồn thải có trách nhiệm tháo bỏ các phụ liệu đi kèm như gương, kính, mảnh kim loại, bản lề, bảng điều khiển… sắp xếp gọn gàng đảm bảo vệ sinh môi trường để chuyển giao cho cơ sở thu gom hoặc nơi tiếp nhận. Chất thải cồng kềnh sau khi phân rã được phân loại, xử lý riêng như đối với chất thải rắn sinh hoạt. UBND cấp xã bố trí ít nhất 1 điểm tập kết có mái che để tiếp nhận, lưu giữ chất thải rắn cồng kềnh phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.

Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng đã tuyên truyền đẩy mạnh phân loại rác tại nguồn nên lượng rác thải được xử lý hiệu quả, triệt để.

Chất thải rắn xây dựng lẫn với chất thải nguy hại khác phải phân tách thành chất thải rắn xây dựng nguy hại, chất thải xây dựng thông thường. Nếu không tách được, toàn bộ chất thải phải được quản lý như chất thải nguy hại. Hộ gia đình, cá nhân tại đô thị khi cải tạo, phá dỡ xây dựng phải có biện pháp lưu trữ trong khuôn viên công trường hoặc trạm trung chuyển, phải được thu gom, vận chuyển xử lý đảm bảo không lẫn với chất thải khác.

Giao UBND cấp xã cùng đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn xây dựng có trách nhiệm bố trí ít nhất 1 điểm tập kết trên địa bàn tiếp nhận, thu gom, chất thải rắn xây dựng. Tại khu vực nông thôn, địa bàn chưa có hệ thống thu gom chất thải rắn xây dựng, khi cải tạo, phá dỡ, xây dựng phải thực hiện tái sử dụng hoặc đổ thải chất thải rắn xây dựng theo quy định, không được đổ chất thải rắn xây dựng ra đường, sông, kênh mương và các nguồn nước mặt.

Các loại chất thải rắn xây dựng được vận chuyển đến khu tái chế, xử lý, tái sử dụng. Tuỳ theo tính chất, đặc điểm được tái chế phù hợp như bùn hữu cơ dùng để trồng cây, gạch vụn, bê tông, tấm tường, gạch lát dùng để san lấp. Chất thải không tái chế, tái sử dụng được thực hiện chôn lấp, xử lý tại các địa điểm đảm bảo các điều kiện về an toàn môi trường.

Còn đối với chất thải nhựa, TP. Hải Phòng ưu tiên lựa chọn các sản phẩm tái chế, thân thiện môi trường; không sử dụng chai, cốc, ống hút, bát, đũa nhựa dùng một lần tại công sở, trong các hội nghị, hội thảo, cuộc họp… Đồng thời, thành phố cũng đề nghị giảm dần việc sản xuất sản phẩm nhựa dùng một lần là các loại bao bì nhựa, túi nilon khó phân huỷ sinh học. Sau năm 2025, trừ sản phẩm hàng hoá có bao bì nhựa khó phân huỷ sinh học, Hải Phòng sẽ không lưu hành, sử dụng sản phẩm nhựa, bao bì nhựa dùng một lần khó phân huỷ sinh học tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch.

Đối với hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn thực hiện việc phân loại chất thải nhựa tại nguồn để tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất. Trường hợp không thể tái chế, chất thải nhựa phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng xử lý, không được thải bỏ vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, sông, biển.

Chất thải là bùn thải phát sinh từ hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải phải được phân định. Bùn thải có thành phần nguy hại phải được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại. TP. Hải Phòng khuyến khích xử lý bùn thải từ bể tự hoại, hầm cầu, bùn từ hệ thống thoát nước theo công nghệ tái chế thành các sản phẩm thân thiện môi trường, tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất.

Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: chất thải rắn sinh hoạt

Tin cùng chuyên mục

Tiến Nông - 30 năm đồng hành cùng nông dân Việt Nam, sáng tạo dẫn đầu trong dinh dưỡng cây trồng

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Cần Thơ: Đẩy mạnh phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Yên Bái: Giá trị xuất khẩu năm 2024 đạt trên 425,5 triệu USD

Bổ nhiệm Thượng tá Nguyễn Trung Hưng giữ chức Trưởng phòng Hậu cần Công an tỉnh Thái Bình

Ninh Thuận: Kinh tế-xã hội khởi sắc, sẵn sàng tái khởi động dự án điện hạt nhân

Lào Cai: Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ Tết 2025

Thanh Hóa: Nông dân 'thay áo mới' cho đào phai Quảng Chính

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hơn 3.400 tàu cá neo đậu an toàn tránh bão số 10

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Sóc Trăng: Nhiều điểm sáng trong hoạt động của ngành Công Thương năm 2024

Tuyên Quang: Nâng cao hiệu quả mô hình truyền thanh số

Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Đồng Tháp: 3 địa phương không chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025

Cần Thơ: Dự kiến hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do tinh gọn