Phân loại rác tại nguồn: Có chế tài nhưng khó thực thi

Theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP, sau ngày 31/12/2024, hộ gia đình không phân loại rác tại nguồn bị phạt từ 500.000 - 1.000.000 đồng.
Phân loại rác tại nguồn từ 2025: Có kịp không? Chậm nhất đến ngày 31/12/2024: Người dân phải phân chia rác thành ba loại Xử phạt không phân loại rác: Sắp cận hạn nhưng nhiều người chưa biết

Vướng từ đâu?

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định đến ngày 1/1/2025 sẽ phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Đây được kỳ vọng là bước đi đột phá để cải thiện vấn đề ô nhiễm và quá tải do rác thải, cũng như lãng phí tài nguyên.

Theo TS. Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, chính sách này thể hiện quyết tâm của tất cả chúng ta trong việc quản lý rác, coi rác là tài nguyên kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.

Nhiều địa phương còn lúng túng trong thực hiện phân loại rác tại nguồn
Nhiều địa phương còn lúng túng trong thực hiện phân loại rác tại nguồn. Ảnh: Lê Minh

Để thực hiện nghiêm chính sách, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường từ 500.000 - 1.000.000 đồng đối với hộ gia đình sau ngày 31/12/2024 không thực hiện phân loại rác và không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

Quy định là vậy nhưng đến nay đã 2 tuần chính sách có hiệu lực song việc thực hiện ở các địa phương xem ra chưa khả thi. Ghi nhận trên địa bàn phường Cầu Diễn (Hà Nội), hầu hết các hộ dân vẫn để rác chung vào một túi và phương tiện thu gom cũng "đánh đồng". Thậm chí nhiều người chưa hiểu phân loại rác để làm gì? cách thức phân loại như thế nào?...

Không riêng Hà Nội, kể cả một số địa phương đã ban hành Kế hoạch phân loại rác tại nguồn thì nhiều hộ dân, chủ nguồn thải cũng chưa hiểu phải phân loại rác như thế nào, trả tiền theo lượng rác thải ra sao, đổ rác phân loại ở đâu, như thế nào? đơn vị thực hiện dịch vụ thu gom chưa có hướng dẫn về trang thiết bị, tần suất địa điểm thu gom rác đã phân loại… tóm lại còn khoảng trống lớn trong xử lý rác thải sinh hoạt.

Tại Diễn đàn “Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt”, đại diện Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thẳng thắn thừa nhận: Trong phân loại rác hiện nay chưa triển khai phân loại tại nguồn đồng bộ tại các địa phương. Trong thu gom, vận chuyển chưa cung cấp đủ dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nhiều khu vực nông thôn, miền núi; thiếu thiết bị thu gom, phương tiện vận chuyển chuyên dụng đáp ứng yêu cầu; thiếu địa điểm tập kết, trạm trung chuyển đáp ứng quy định làm tồn đọng chất thải rắn sinh hoạt kéo dài gây ô nhiễm môi trường khiến người dân bức xúc…

Phía đơn vị thực hiện thu gom, xử lý rác thải phân loại rác tại nguồn cũng phản ánh, đã đầu tư nhiều trang thiết bị, xe chở rác để phục vụ phân loại rác thải nhưng còn thiếu hướng dẫn, cơ chế cho doanh nghiệp thu gom, vận chuyển, xử lý rác. Quy trình, định mức cho công tác phân loại rác tại nguồn đã có nhưng chưa có hướng dẫn để tính toán đơn giá thu gom, vận chuyển cũng như xử lý chất thải, chi phí xử lý chất thải nguy hại...

Cần sự phối hợp đồng bộ

GS. TS. Nguyễn Hữu Dũng - Viện trưởng Viện Môi trường Đô thị và Công nghiệp Việt Nam – cho biết: Nếu coi rác là tài nguyên thì việc phân loại rác tại nguồn là nền tảng cho mọi loại hình tái chế hay xử lý chất thải, “tối ưu hóa” nguồn tài nguyên này hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn sẽ nâng cao tỷ lệ tái chế và chất lượng sản phẩm tái chế; giảm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt cần xử lý, chôn lấp. Tuy nhiên để làm tốt vấn đề này không chỉ một cá nhân, bộ ngành nào mà cần sự chung tay của toàn xã hội.

Cùng bàn về vấn đề này, giới chuyên gia khuyến cáo, điều kiện cần để thực thi quy định là một quy chuẩn vận hành, còn điều kiện đủ là quy trình phân loại – thu gom - xử lý rác thải cũng phải được thực hiện đồng bộ. Có như vậy, rác thải mới đi đúng vòng tuần hoàn mang lại lợi ích. Nếu không làm tốt công tác chuẩn bị, triển khai thiếu đồng bộ thì rất khó đưa chính sách đi vào cuộc sống.

TS. Hoàng Dương Tùng nhấn mạnh thêm, vấn đề phân loại rác tại nguồn không chỉ đơn giản là phân loại rác tại nguồn mà còn kéo theo một loạt việc khác, như: Thu gom thế nào, vận chuyển ra sao, xử lý thế nào, rồi liên quan không chỉ người dân mà còn đơn vị quản lý, đơn vị công ích, lò đốt, công nghệ... Thêm vào đó, việc phân loại rác tại nguồn đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ của các cấp, ngành. Chúng ta sẽ phải thay đổi như thế nào để khuyến khích đơn vị công ích tham gia và đảm bảo được quyền lợi và trách nhiệm của họ? cơ chế giám sát ra sao, hạ tầng đổ rác, thu gom ở các khu dân cư khác nhau như thế nào?…

Đồng tình với quan điểm của TS. Hoàng Dương Tùng, nhiều ý kiến bày tỏ, phân loại rác tại nguồn là việc làm tất yếu vì một tương lai bền vững. Tuy nhiên, để phân loại rác tại nguồn trở thành thói quen, chúng ta cần đi theo lộ trình và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Theo đó, với các địa phương, cần ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết, xây dựng kế hoạch phân loại rác thải; tăng cường tuyên truyền mục đích, lợi ích của việc phân loại chất thải sinh hoạt; hướng dẫn cho cộng đồng nhận biết, phân loại đúng.

Cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng, ban hành quy định về quy trình, định mức thu gom vận chuyển xử lý theo hướng mở hơn; hướng dẫn xử lý rác thực phẩm; xây dựng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, biện pháp kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm; huy động sự tham gia của cộng đồng.

Quan trọng hơn, mỗi người dân cần thay đổi thói quen, nêu cao ý thức trách nhiệm, vì cộng đồng, phân loại rác thải theo đúng hướng dẫn, hình thành nhận thức, góp phần bảo vệ môi trường.

Theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020, từ ngày 1/1/2025, các hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện phân loại rác tại nguồn thành 3 nhóm: Rác tái sử dụng, tái chế; rác thực phẩm; rác sinh hoạt khác.
Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: chất thải rắn sinh hoạt

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp châu Âu cam kết đồng hành với Việt Nam

Doanh nghiệp châu Âu cam kết đồng hành với Việt Nam

Đây là khẳng định của lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) trong buổi ra mắt “Sách Trắng 2025” tổ chức ngày 11/4/2025, tại Hà Nội.
Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Hành vi lệch chuẩn của Lê Việt Hùng gây tác động xấu đến nhận thức xã hội, cần được xem xét xử lý nghiêm để bảo vệ kỷ cương và uy tín công quyền.
Ngành Công Thương chủ động đón đầu

Ngành Công Thương chủ động đón đầu 'cách mạng' AI

Sáng 11/4, Đoàn Thanh niên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tổ chức buổi đào tạo về ứng dụng và làm chủ trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm nâng cao hiệu suất công việc.
Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, bên cạnh tranh thủ cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, Việt Nam cần phát huy mạnh mẽ nội lực.
Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008

Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008

Hà Nội đang trải qua cơn sốt đất khiến các nhà đầu tư đứng ngồi không yên. Thế nhưng, đây cũng là hồi chuông cảnh báo về "bóng ma" bong bóng bất động sản 2008.

Tin cùng chuyên mục

Tin Công Thương 10/4: Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tăng mạnh

Tin Công Thương 10/4: Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tăng mạnh

Ngày 10/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Động lực tăng trưởng truyền thống có xu hướng giảm hiệu quả

Động lực tăng trưởng truyền thống có xu hướng giảm hiệu quả

Đây là nhận định nêu trong báo cáo đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2024, triển vọng tăng trưởng năm 2025 do Đại học Kinh tế quốc dân công bố sáng 10/4.

'Người tốt, việc tốt' - lan tỏa những giá trị tốt đẹp

Việc tặng danh hiệu "Người tốt, việc tốt" cho các cá nhân tại Hà Nội đã góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng.
Tin Công Thương 9/4: Thêm cơ hội cho gạo Việt

Tin Công Thương 9/4: Thêm cơ hội cho gạo Việt

Ngày 9/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tham vấn xây dựng Luật Thương mại điện tử

Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tham vấn xây dựng Luật Thương mại điện tử

Ngày 9/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tham vấn chính sách xây dựng Luật Thương mại điện tử.
Cậu bé cứu bạn: Lan tỏa cảm xúc đẹp trong cộng đồng

Cậu bé cứu bạn: Lan tỏa cảm xúc đẹp trong cộng đồng

Hình ảnh, câu chuyện về 'người hùng nhí' Nam Phong - chưa đầy 3 tuổi, nhanh trí, xử lý “vượt tuổi” để cứu bạn - đã lan tỏa những cảm xúc đẹp trong cộng đồng...
Chùm ảnh: Toàn cảnh lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index

Chùm ảnh: Toàn cảnh lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index

Chiều 8/4, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do của các địa phương - FTA Index.
Các tỉnh top cuối FTA Index: Những cánh én chưa đủ gọi mùa xuân

Các tỉnh top cuối FTA Index: Những cánh én chưa đủ gọi mùa xuân

Từ bảng xếp hạng FTA Index 2024 cho thấy nhiều địa phương vẫn loay hoay với các Hiệp định thương mại tự do và các chỉ số đạt được chưa cao.
Tin Công Thương 8/4: Bộ Công Thương tăng cường kiểm soát xuất xứ hàng hóa

Tin Công Thương 8/4: Bộ Công Thương tăng cường kiểm soát xuất xứ hàng hóa

Ngày 8/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức

Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức

Tham gia quảng cáo sai sự thật không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của người nghệ sĩ mà còn đặt ra nhiều vấn đề về lỗ hổng trách nhiệm và đạo đức xã hội.
TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm qua

TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm qua

Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trong quý I năm 2025 đã đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua, tạo tiền đề tích cực cho tăng trưởng các quý tiếp theo.
Việt Nam khẳng định vai trò quốc gia trách nhiệm qua sứ mệnh cứu hộ Myanmar

Việt Nam khẳng định vai trò quốc gia trách nhiệm qua sứ mệnh cứu hộ Myanmar

Hành trình nhân đạo tại Myanmar đã khép lại, Việt Nam khẳng định vị thế quốc gia trách nhiệm trong khu vực.
Nghệ sĩ với quảng cáo: Sức hút và rủi ro pháp lý

Nghệ sĩ với quảng cáo: Sức hút và rủi ro pháp lý

Từ cú ngã ngựa của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục là lời cảnh báo cho cả showbiz Việt về sức hút công chúng và rủi ro pháp lý của nghệ sĩ với quảng cáo.
Tội ác

Tội ác 'trời không dung, đất không tha': Mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm

Mẹ giết con - tội ác hiếm gặp với cả các “loài”! Mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm lấy tiền ăn chơi, cờ bạc thì đúng là tội ác “trời không dung, đất không tha”.
Chuyện huyện Tương Dương bị đòi nợ: Cần minh bạch, trách nhiệm và giám sát

Chuyện huyện Tương Dương bị đòi nợ: Cần minh bạch, trách nhiệm và giám sát

Cá nhân 'tung chiêu' đòi nợ trên mạng xã hội không hiếm, nhưng chủ một quán ăn đưa “chuyện nợ nần” của UBND huyện Tương Dương lên Facebook đã thu hút dư luận...
Cứu hộ động đất Myanmar:

Cứu hộ động đất Myanmar: 'Không ai bị bỏ lại phía sau'

Ngay sau thảm họa động đất ở Myanmar, lực lượng cứu hộ Việt Nam ngay lập tức lên đường với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”.
PGS. TS Nguyễn Thường Lạng: Tác động đến tăng trưởng không quá lớn

PGS. TS Nguyễn Thường Lạng: Tác động đến tăng trưởng không quá lớn

Cần chủ động tránh ùn ứ hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ trong bối cảnh chính quyền Tổng thống D.Trump áp dụng mức thuế đối ứng 46% với Việt Nam.
Ai

Ai 'bảo kê niềm tin' cho Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục?

Từ truyền cảm hứng, Quang Linh và Hằng Du Mục trở thành bị can hình sự, cảnh tỉnh về trách nhiệm và đạo đức của KOLs trong kỷ nguyên số.
Tin Công Thương 4/4: Xuất khẩu quý I/2025 tăng trưởng 2 con số

Tin Công Thương 4/4: Xuất khẩu quý I/2025 tăng trưởng 2 con số

Ngày 4/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Chùm ảnh: Bộ Công Thương họp báo thường kỳ quý I/2025

Chùm ảnh: Bộ Công Thương họp báo thường kỳ quý I/2025

Chiều 4/4, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ quý I/2025 thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại trong 3 tháng đầu năm.
Mobile VerionPhiên bản di động