Cụ thể, 9 nhóm mặt hàng bao gồm: lương thực, thực phẩm như, gạo tẻ, gạo nếp, vừng, đậu; bột, tinh bột; thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm từ rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; bánh; muối; bột nêm; gia vị; nước mắm; đường; dầu thực vật; sữa chế biến và một số mặt hàng lương thực, thực phẩm khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân…
Hệ thống siêu thị lớn vẫn mở cửa hoạt động bình thường để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân. |
Nước uống đóng chai; thiết bị y tế; thuốc chữa bệnh; khẩu trang; sản phẩm dùng để tẩy rửa, tắm giặt, gội; nước kháng khuẩn, giấy vệ sinh; xăng dầu; gas.
Sở Công Thương tỉnh này cũng đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã nhanh chóng chỉ đạo ban quản lý chợ, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh khai thác chợ có phương án duy trì hoạt động của chợ, siêu thị, trung tâm thương mại với nguyên tắc kinh doanh các mặt hàng thiết yếu theo danh sách công bố của sở, đóng cửa tạm thời các ngành hàng không thiết yếu. Từ đó, hạn chế tập trung đông người, đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh trong quá trình giao dịch.
Tại Hà Tĩnh, với phương châm “4 tại chỗ” đã được UBND các huyện, thành phố, thị xã phối hợp xây dựng và triển khai phương án đảm bảo cung ứng hàng hóa cho người dân trên địa bàn. Đó là điều phối cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân tại các khu vực cách ly; nắm bắt diễn biến giá cả thị trường, nhu cầu tiêu dùng, nguồn cung hàng hóa, cập nhật báo cáo lại với Sở Công Thương theo quy định.
Hoạt động mua bán thực phẩm tại các chợ diễn ra ổn định |
Đặc biệt, thường xuyên theo dõi thông tin để đánh giá nhu cầu mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu sử dụng tăng cao để điều động nhân lực, phương tiện phối hợp với doanh nghiệp tiếp nhận và cung ứng hàng hóa cho người dân trong trường hợp có biến động xảy ra.
Ông Võ Tá Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Tĩnh - cho biết: Hiện tại, các hệ thống kinh doanh mặt hàng thiết yếu như: Thực phẩm, xăng dầu, nhu yếu phẩm, dược phẩm… trên địa bàn Hà Tĩnh mở cửa để đáp ứng nhu cầu hằng ngày của người dân...
Sở Công Thương cũng chủ động phối hợp với các đầu mối lớn để dự trữ, cung ứng các mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và bình ổn giá cả trên thị trường; phối hợp với Cục Quản lý thị trường xử lý nghiêm các trường hợp găm hàng, tăng giá, gây bất ổn thị trường theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, hướng dẫn ban quản lý các chợ tiến hành sắp xếp lại các điểm kinh doanh nhu yếu phẩm để thuận lợi cho công tác giám sát hoạt động kinh doanh, lập chốt để hướng dẫn người dân đeo khẩu trang và tuyên truyền về chủ trương hạn chế tập trung đông người.