Thứ ba 26/11/2024 13:05

Hà Tĩnh: Nhiều dự án trọng điểm, công trình giải ngân đầu tư công đạt thấp

Giải ngân vốn đầu tư công trong 6 tháng đầu năm đạt gần 9.000 tỷ đồng, đạt 33,6% kế hoạch. Tỷ lệ này cao hơn cùng kỳ năm 2022 là 1,1%.

Báo cáo tại Kỳ họp 14 HĐND tỉnh Hà Tĩnhkhóa XVIII vừa qua cho biết, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 được giao theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết HĐND tỉnh trong 6 tháng đầu năm là gần 9.000 tỷ đồng. Trong đó vốn địa phương quản lý hơn 6,4 nghìn tỷ; vốn Trung ương đầu tư trên địa bàn trên 2,4 nghìn tỷ đồng.

Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII.

Theo UBND tỉnh Hà Tĩnh, giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội phục hồi sau đại dịch Covid-19 trên cả nước còn chậm; giá cả hàng hóa, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, nhất là giá xăng dầu, chi phí đầu vào, vật tải tăng cao, chính sách siết chặt tín dụng những tháng đầu năm 2023 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nói chung và hoạt động đầu tư xây dựng nói riêng.

Tính đến cuối tháng 6, tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn Hà Tĩnh đạt gần 3.000 tỷ đồng, bằng 33,6% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ năm 2022 là 1,1% và bình quân chung cả nước 3,11%. Mặc dù, giá trị giải ngân cao hơn cùng kỳ và bình quân chung cả nước, song cử tri tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, con số này chưa đạt được như kỳ vọng và đang khá thấp.

Tính đến cuối tháng 6, tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn Hà Tĩnh đạt gần 3.000 tỷ đồng, bằng 33,6% kế hoạch

Đặc biệt, tỷ lệ giải ngân giữa các nguồn vốn vẫn có sự chênh lệch, nhiều công trình, dự án tỷ lệ giải ngân đạt thấp. Đơn cử, một số dự án trọng điểm như: Cải tạo, nâng cấp QL8C đoạn Thiên Cầm - Quốc lộ 1 và đoạn từ QL8 đến đường Hồ Chí Minh, tỷ lệ giải ngân 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 0,3% kế hoạch; dự án Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án đô thị Kỳ Anh (vay vốn WB), giải ngân mới đạt tỷ lệ 13,8% kế hoạch vốn năm 2023; dự án Đầu tư xây dựng nâng cấp cải tạo, mua sắm trang thiết bị 4 bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế tuyến huyện, giải ngân đạt 2,2% kế hoạch vốn năm 2023…

Cũng theo Lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh, để giải ngân hết 100% kế hoạch vốn được giao, thời gian tới các cấp, các ngành, địa phương cần đặc biệt quan tâm đến việc tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thiện thủ tục đầu tư; khẩn trương đấu thầu, triển khai thi công đối với các dự án khởi công mới, dự án ODA, dự án thuộc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội…

Trần Hoàng
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Tĩnh

Tin cùng chuyên mục

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU