Thứ năm 14/11/2024 22:18

Hà Nội: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tăng 8,2%

9 tháng năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội đạt 166,6 triệu USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị Kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành Thủ công mỹ nghệ giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức chiều nay (16/10), tại Hà Nội.    

Giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh và nhu cầu kết nối nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ Hà Nội, ông Vương Đăng Hoa – Phó Giám đốc Trung Tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội – cho biết: Hà Nội hiện có 47 nghề, trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước; 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có nghề sơn mài, khảm trai, làng nghề mây tre giang đan, nghề chế biến lâm sản… Trong số 1.350 làng nghề và làng có nghề, có 305 làng nghề và làng nghề truyền thống đã được công nhận. Theo báo cáo của các quận, huyện, thị xã, tổng doanh thu từ 305 làng nghề truyền thống và các làng có nghề đạt trên 20.000 tỷ đồng. Một số làng nghề thủ công mỹ nghệ có doanh thu cao như: Làng nghề điêu khắc mỹ nghệ thôn Sơn Đồng (huyện Hoài Đức) đạt 2.850 tỷ đồng; làng nghề đồ mộc thôn Hữu Bằng (huyện Thạch Thất) đạt 1.000 tỷ đồng.... Tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội tính đến hết tháng 9/2019 đạt 166,6 triệu USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

9 tháng năm 2019 xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội đạt 166,6 triệu USD

Theo số liệu khảo sát mới nhất của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội, tại các huyện tập trung nhiều làng nghề thuộc các nhóm ngành: gốm sứ, sơn mài, mây tre đan và đồ gỗ thì bình quân một năm các làng nghề mây tre đan Hà Nội tiêu thụ khoảng 6.700 tấn nguyên liệu các loại (mây, tre, luồng, nứa, vầu, bèo, cỏ tế, chít…); trong đó, trung bình một doanh nghiệp tiêu thu khoảng 40 tấn nguyên liệu/tháng, hộ gia đình tiêu thụ khoảng 15 tấn nguyên liệu/tháng. Các làng nghề gốm sứ tiêu thụ khoảng 591.000 tấn nguyên liệu, chủ yếu là đất sét và cao lanh; các làng nghề sơn mài khoảng 3.000 tấn; làng nghề gỗ khoảng 1 triệu m3.

Hiện, nguồn cung nguyên liệu chính cho các làng nghề mây tre đan của Hà Nội là từ các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và một phần nhập khẩu từ nước ngoài; nguồn cung nguyên liệu ngành gốm sứ chủ yếu từ các tỉnh có nguồn cao lanh như: Hải Dương, Quảng Ninh, Phú Thọ. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội thì nguồn cung nguyên liệu đầu vào trong những năm qua chủ yếu thông qua con đường tiểu ngạch, quy mô nhỏ, sản lượng thấp, thường xuyên biến động, thiếu tính ổn định cả về thời gian giao hàng, số lượng lẫn chất lượng nguyên liệu, điều này phần nào đã tác động không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp lớn. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở do không tìm được nguồn cung nguyên liệu ổn định đã phải dừng một số đơn hàng xuất khẩu có giá trị lớn, không chỉ làm giảm doanh thu, thu nhập của người lao động mà còn làm giảm lòng tin, uy tín của doanh nghiệp đối với các nhà nhập khẩu.

Ông Nguyễn Thanh Hải – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết – thông qua Hội nghị này, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề thủ công mỹ nghệ của Hà Nội tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào và gia công thành phẩm, bán thành phẩm tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc một cách ổn định, lâu dài. Đồng thời giúp các tỉnh, thành phố có nguồn nguyên liệu ngành thủ công mỹ nghệ có thể tiêu thụ một cách ổn định, lâu dài, tạo việc làm cho một bộ phận người lao động các vùng nông thôn thông qua việc gia công thành phẩm, bán thành phẩm cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất Hà Nội.

Tại Hội nghị, các doanh nghiệp cũng đã cùng nhau trao đổi về những khó khăn trong về nguồn cung cũng như nhu cầu và khả năng kết nối cung cầu nguyên liệu đầu. Trong khuôn khổ của Hội nghị, đã diễn ra lễ Ký kết thỏa thuận hợp tác, kết nối cung – cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.

Hội nghị tổ chức nhằm cụ thể hóa hướng dẫn của Cục Công thương Địa phương (Bộ Công Thương) về việc xây dựng các chương trình, đề án khuyến công có tính liên vùng, liên tỉnh, liên khu vực; thực hiện Kế hoạch khuyến công thành phố Hà Nội năm 2019 và chương trình kết nối công thương giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Kết nối cung cầu

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng