Hà Nội: Xây dựng phương án phân phối hàng hóa cho ba Phân vùng phòng chống dịch

Thực hiện nội dung phân chia ba Phân vùng để phòng chống dịch Covid-19 từ ngày 6/9 đến 21/9 theo Chỉ thị số 20/CT-UBND Thành phố (TP) Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã xây dựng phương án bảo đảm nguồn cung, điều phối hàng hóa cho từng Phân vùng này. Hà Nội sẽ đảm bảo đầy đủ nguồn hàng và điều phối, cung ứng hàng hóa đầy đủ đến người dân trên địa bàn TP, người dân yên tâm không cần mua sắm tích trữ.
Hà Nội: Phân vùng phòng, chống dịch Covid-19 từ ngày 6/9 đến 21/9 Hà Nội: Thu giữ hàng chục nghìn khẩu trang có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Cung ứng hàng hóa cho từng Phân vùng cụ thể

Theo Sở Công Thương Hà Nội, về điều phối, cung ứng hàng hóa cho các Phân vùng, Hà Nội đã xây dựng 3 phương án. Cụ thể, tại Phân vùng 1 có 78 siêu thị, 149 chợ, 5.095 điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu, 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu có hình thức bán hàng trực tuyến, 927 địa điểm sẵn sàng trưng dụng làm kho, điểm bán hàng lưu động ngay khi cần thiết.

Hà Nội: Xây dựng phương án phân phối hàng hóa cho ba Phân vùng phòng chống dịch
Hà Nội: Xây dựng phương án phân phối hàng hóa cho ba Phân vùng phòng chống dịch

Các hệ thống này bảo đảm cung ứng hàng hóa cho khoảng 3,78 triệu dân. Các doanh nghiệp chủ động nguồn hàng hóa gấp 2 đến 3 lần so với nhu cầu sử dụng bình thường, dự trữ tại các kho bên trong và ngoài Phân vùng 1 và thường xuyên điều tiết hàng hóa, không để thiếu hàng cục bộ. Đồng thời, phối hợp Ban quản lý chợ, các địa phương tổ chức bán hàng lưu động hoặc hỗ trợ vận chuyển cung ứng hàng hóa.

Đối với các chợ trong Phân vùng 1, tiểu thương chủ động lấy hàng từ nguồn đầu mối tại chỗ. Trong trường hợp nguồn cung chưa đủ, TP sẽ cho vận hành các điểm trung chuyển để làm điểm giao nhận hàng hóa cho tiểu thương các chợ.

Sở Công Thương sẽ chỉ đạo điều tiết hàng hóa giữa các hệ thống, giữa các vùng 1, 2, 3 và tăng cường bổ sung hàng hóa về các kho hàng và điểm bán liên tục 24/24 giờ.

Các quận, huyện, thị xã, các lực lượng chức năng cho phép xe vận chuyển hàng hóa được lưu thông bình thường qua các chốt kiểm soát và các phân vùng, bảo đảm không đứt gãy nguồn cung. Các sở chuyên ngành rà soát danh sách các phương tiện chở hàng hóa thiết yếu gửi Công an TP cấp mã nhân diện (đối với xe ô tô) và cấp Giấy phép đi đường cho các xe máy.

Xe ô tô được phép hoạt động theo quy định thực hiện cung ứng, vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh, các Vùng vào Vùng 1. Các Shiper chỉ hoạt động trong Phân vùng 1.

Người dân trong Phân vùng 1 được UBND quận, huyện thực hiện phát Phiếu mua hàng 2 lần/tuần cho từng hộ gia đình trên địa bàn để mua hàng trực tiếp tại các điểm bán. Bên cạnh đó, được phép mua hàng theo hình thức mua hàng trực tuyến: Các đơn vị cung ứng hàng hóa thực hiện giao hàng qua nhân viên giao hàng theo địa bàn các quận huyện. UBND các phường, xã thông báo cụ thể thời gian, địa điểm… để người dân tham gia mua sắm.

Đối với các Vùng đỏ, khu vực cách ly, phong tỏa, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng Phương án cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm cho người dân (sử dụng lực lượng Shiper, các lực lượng khác: phụ nữ, thanh niên, tổ dân phố,… để đưa hàng đến từng hộ dân hoặc đến các chốt).

Còn tại phân vùng 2 hiện có 10 siêu thị, 102 chợ, 1.178 cửa hàng tiện ích, 653 điểm bố trí bán hàng lưu động, 49 cửa hàng gas, 112 cửa hàng xăng dầu. Phân vùng 3 hiện có 13 siêu thị, 198 chợ, 3.273 cửa hàng tiện ích, 838 điểm bố trí bán hàng lưu động, 304 cửa hàng gas, 242 cửa hàng xăng dầu. Phương án vận chuyển và cung ứng hàng hóa 2 Phân vùng này thực hiện theo Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 07/8/2021 của UBND TP về việc bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm và cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhân dân phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian giãn cách xã hội.

Đảm bảo cung ứng hàng hóa

Theo bà Trần Thị Phương Lan - Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, tính đến ngày 31/8/2021, TP Hà Nội có 51.111 xe ô tô được cấp Luồng xanh quốc gia; 26.133 xe máy được cấp mã QR của Sở Giao thông Vận tải. Bên cạnh đó, mỗi quận, huyện, thị xã huy động trung bình 5 xe tham gia vận chuyển, cung ứng hàng hóa. Dự kiến, Sở Giao thông Vận tải sẽ huy động 528 xe tải của các doanh nghiệp tham gia vào cung ứng, vận chuyển hàng hóa.

Các doanh nghiệp phân phối đã chuẩn bị lượng hàng hóa tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường và dự trữ trong 3 tháng; chủ động đưa hàng về các kho trong TP; các cơ sở chế biến tăng công suất để cung cấp hàng cho các hệ thống phân phối (có doanh nghiệp tăng 200%). Sở Công Thương đã chủ động phối hợp với Sở NN&PTNT cung cấp danh sách các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa cho Hà Nội, đến nay đã có gần 1.000 DN, HTX sẵn sàng cung ứng cho Hà Nội.

Về nguồn cung hàng hóa, bên cạnh nguồn sản xuất trên địa bàn TP, Hà Nội còn có nguồn kết nối của các tỉnh, TP trên cả nước. Cụ thể, hiện có 774 doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất các tỉnh, thành phía Bắc; 326 doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất các tỉnh, thành miền Trung - Tây nguyên; trên 200 doanh nghiệp các tỉnh phía Nam sẵn sàng cung ứng hàng hóa thiết yếu cho Hà Nội.

Với phương châm chỉ đạo của TP là soát thật kỹ, chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng đảm bảo không để dứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu, đảm bảo an toàn lưu thông và cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân , đặc biệt là các khu vực cách ly, phong tỏa, Thành phố Hà Nội sẽ đảm bảo đầy đủ nguồn hàng và điều phối, cung ứng hàng hóa đầy đủ đến người dân trên địa bàn Thành phố, người dân yên tâm không cần mua sắm tích trữ, chỉ mua đủ dùng cho 3 ngày/tuần theo lịch đi mua hàng.

"Với nguyên tắc “người dân là trung tâm, là chủ thể” để phục vụ; chỉ các cá nhân, phương tiện “được phép mới ra đường”, “ai ở đâu, ở đó”, “người ở vùng nào thì ở vùng đó”, đối với Vùng 1 mặc dù thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, người dân vẫn được UBND quận/huyện thực hiệnphát Phiếu mua hàng 2 lần/tuần cho từng hộ gia đình trên địa bàn quận/huyện để mua hàng trực tiếp tại các điểm bán hàng và thực hiện các hình thức mua hàng tại các điểm bán hàng lưu động và mua hàng online phục vụ đầy đủ nhu cầu của người dân", bà Trần Thị Phương Lan nói.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Bình Định sẽ lần đầu tiên bắn pháo hoa tầm cao

Bình Định sẽ lần đầu tiên bắn pháo hoa tầm cao

Lai Châu: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 56%, tổng doanh thu du lịch tăng gần 53,8%

Lai Châu: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 56%, tổng doanh thu du lịch tăng gần 53,8%

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Hòa Bình: Chuyện của Y Múa, cô gái người Mông đầu tiên bén duyên làm homestay

Hòa Bình: Chuyện của Y Múa, cô gái người Mông đầu tiên bén duyên làm homestay

Hà Giang công bố quyết định về công tác cán bộ

Hà Giang công bố quyết định về công tác cán bộ

Bình Thuận: Tập trung lực lượng khắc phục sự cố tràn cát ở TP. Phan Thiết

Bình Thuận: Tập trung lực lượng khắc phục sự cố tràn cát ở TP. Phan Thiết

Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng gặp khó do chậm di dời đường dây điện

Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng gặp khó do chậm di dời đường dây điện

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bổ sung 1.300 tỷ đồng cho 2 dự án

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bổ sung 1.300 tỷ đồng cho 2 dự án

Bình Định: Nâng cao chất lượng cụm công nghiệp

Bình Định: Nâng cao chất lượng cụm công nghiệp

Nghệ An: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy thương mại nội địa

Nghệ An: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy thương mại nội địa

Thanh Hóa: Sở Công Thương vươn lên vị trí “quán quân” bộ chỉ số DDCI năm 2023

Thanh Hóa: Sở Công Thương vươn lên vị trí “quán quân” bộ chỉ số DDCI năm 2023

Thanh Hóa: Tăng cường thanh tra, kiểm soát chất lượng phân bón

Thanh Hóa: Tăng cường thanh tra, kiểm soát chất lượng phân bón

Cần Thơ: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp với Indonesia

Cần Thơ: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp với Indonesia

Nam Định công nhận thêm 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu

Nam Định công nhận thêm 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu

Thái Nguyên: Hơn 645 tỷ đồng hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thái Nguyên: Hơn 645 tỷ đồng hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Lào Cai: Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Lào Cai: Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Nam Định: Kiên quyết xử lý vi phạm quy định về hệ thống giám sát hành trình tàu cá

Nam Định: Kiên quyết xử lý vi phạm quy định về hệ thống giám sát hành trình tàu cá

Nam Định: Thu hút đầu tư vượt kế hoạch năm 2024

Nam Định: Thu hút đầu tư vượt kế hoạch năm 2024

Yên Bái: Tạo động lực phát triển công nghiệp bền vững, hiệu quả

Yên Bái: Tạo động lực phát triển công nghiệp bền vững, hiệu quả

Saigon Co.op cam kết tiêu thụ mận hậu và nông sản tỉnh Sơn La

Saigon Co.op cam kết tiêu thụ mận hậu và nông sản tỉnh Sơn La

Xem thêm