Thứ hai 23/12/2024 04:59

Hà Nội ứng cử là thành viên mạng lưới các thành phố sáng tạo

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, mới đây Ủy ban nhân dân TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 134/KH-UBND xây dựng Hồ sơ "Hà Nội - Thành phố sáng tạo" ứng cử tham gia "Mạng lưới các thành phố sáng tạo" để trình UNESCO công nhận vào cuối năm nay.    

Mạng lưới các thành phố sáng tạo do UNESCO công nhận, ra đời từ năm 2014. Ðến nay, mạng lưới này có sự tham gia của 180 thành phố đến từ 72 quốc gia. Ðặc điểm chung của những thành phố này là việc phát huy các yếu tố như: cơ sở hạ tầng văn hóa đô thị; phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; sức hấp dẫn văn hóa (các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các sự kiện văn hóa); thói quen tiêu dùng văn hóa mới; cơ chế thúc đẩy sự phát triển của mọi tầng lớp lao động, tạo sự thăng hoa cho tầng lớp sáng tạo. Tại khu vực ASEAN, sáu thành phố đã tham gia mạng lưới này đều là những thành phố năng động, có bản sắc văn hóa và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa, trong đó có: Chiềng Mai, Phu-kệt của Thái-lan; Băng-đung, Pê-ka-long-an của In-đô-nê-xi-a và Xin-ga-po…

Tại hội thảo “Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế” diễn ra gần đây, một khái niệm cơ bản về Hà Nội - thành phố sáng tạo của khu vực đã được các chuyên gia trong và ngoài nước khởi dựng. Các chuyên gia đã đề xuất cần có trọng điểm phát triển thương hiệu sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam từ việc xây dựng thương hiệu Hà Nội - Thủ đô, thành phố sáng tạo của khu vực; thành viên của Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO. Đề xuất của các chuyên gia trong nước và quốc tế tại hội thảo này đã nhận được sự ủng hộ của đại diện lãnh đạo thành phố, đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội. Hà Nội được đánh giá là hoàn toàn có đủ khả năng đáp ứng các tiêu chí để tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo. Hà Nội có cơ sở hạ tầng văn hóa tốt, nhiều công trình được thừa hưởng từ thời Pháp thuộc mang tầm khu vực; thành phố chú trọng xây dựng hạ tầng văn hóa, có hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam, hệ thống rạp hát, rạp chiếu phim mới, hiện đại… Bề dày văn hóa nghìn năm của thành phố tạo nên sức hấp dẫn về thương hiệu. Vẻ đẹp của thành phố và đời sống văn hóa phong phú đã thu hút các doanh nghiệp, nghệ sĩ, người tiêu dùng văn hóa và khách du lịch. Thành phố đã tận dụng những giá trị văn hóa để phát triển du lịch; từng bước hình thành thói quen tiêu dùng mới, gắn với văn hóa. Hà Nội cũng là nơi có những không gian sáng tạo, tạo cơ hội cho những người hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo phát huy khả năng.

Hà Nội xây dựng hồ sơ tham gia Mạng lưới thành phố sáng tạo

Cũng tại buổi hội thảo “Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế”, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Giám đốc Trung tâm Phát triển công nghiệp văn hóa, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia cho rằng, Hà Nội cần có một chương trình dài hơi, bài bản nhằm định vị Hà Nội như một trung tâm văn hóa của cả nước, một thành viên của Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO. Hà Nội chỉ trở thành thành phố sáng tạo khi biết tận dụng, phát huy sự sáng tạo của mọi tầng lớp, mọi nguồn lực văn hóa (cơ sở hạ tầng, truyền thống lâu đời, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể dày đặc, sức hấp dẫn của đời sống đô thị) thông qua việc thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa, hình thành thói quen tiêu dùng mới.

Trước hết, cơ sở hạ tầng tốt là đòn bẩy quan trọng để Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa hàng đầu của Việt Nam. Là trung tâm văn hóa - chính trị - kinh tế - xã hội của cả nước, Hà Nội vừa thừa hưởng những cơ sở hạ tầng văn hóa mang tầm vóc khu vực từ thời Pháp thuộc, đồng thời được chú trọng đầu tư xây mới hệ thống cơ sở hạ tầng văn hóa có khả năng thúc đẩy sự xuất hiện các trung tâm sản xuất công nghiệp văn hóa làm thay đổi cơ cấu kinh tế thành phố. Một ví dụ, Hà Nội là thành phố có hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Bên cạnh đó là hệ thống rạp hát, hệ thống rạp chiếu phim mới, hiện đại…

Thứ hai, phải kể đến là sức hấp dẫn của thương hiệu Hà Nội. Hà Nội là thành phố đẹp có bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa, kiến trúc độc đáo với một đời sống đô thị giàu nhịp điệu và bản sắc. Những điều này thể hiện rõ nét, sinh động và lôi cuốn trong thi ca, hội hoạ. Một vẻ đẹp và một đời sống văn hóa phong phú đã và đang là thứ tài sản vô giá để Hà Nội trở thành điểm đến của các doanh nghiệp, nghệ sĩ, người tiêu dùng văn hóa và du khách.

Thứ ba là tận dụng cơ hội việc làm và thu hút du lịch. Hà Nội là một đô thị nổi tiếng trong khu vực Đông Á từ nhiều thế kỷ với khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, cho thấy những tiềm năng to lớn về việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, nhất là phụ nữ ngay tại địa phương, kích thích sáng tạo cho các nghệ nhân, đồng thời thu hút khách du lịch đối với thành phố.

Thứ tư là hình thành thói quen tiêu dùng mới gắn với bản sắc, sức sáng tạo văn hóa. Các di sản giàu bản sắc cùng quá trình đô thị hóa đang biến Hà Nội trở thành nơi diễn ra các hoạt động và các sự kiện văn hóa ngày một đa dạng.

Thứ năm, thúc đẩy sự sáng tạo và tạo động lực cho tầng lớp sáng tạo phát huy. Đô thị hóa và sự xuất hiện ngày càng nhiều hơn của các hoạt động văn hóa mới, loại hình văn hóa mới đang dần biến Hà Nội trở thành nơi thu hút những nhân tố sáng tạo. Tuy nhiên, so với TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, mức độ thu hút các tài năng sáng tạo chưa cao do các rào cản về thể chế. Chính vì vậy, sự kết hợp giữa hỗ trợ của Nhà nước về không gian sáng tạo cũng như các chính sách hỗ trợ tài năng, công nghệ sẽ là giải pháp thiết thực giúp Hà Nội vươn lên trở thành một trong 3 trung tâm ưu tiên phát triển của Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Việc Hà Nội xây dựng hồ sơ ứng cử là thành viên Mạng lưới các thành phố sáng tạo phù hợp với Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ, trong đó xác định Hà Nội trở thành trung tâm sáng tạo của cả nước. Việc tham gia vào tổ chức này hứa hẹn giúp Hà Nội phát huy sức mạnh văn hóa để phát triển kinh tế, xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Nhân sự địa phương: Ban Bí thư chỉ định hai Giám đốc Công an tỉnh giữ chức vụ Đảng

Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung lần thứ 77

Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ